Theo pháp luật hiện hành, kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án tiến hành áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Vậy, quy định kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Qúa trình xử lý tài sản gồm bước nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền sở hữu trí tuệ có được kê biên tài sản:
Theo Bộ Luật Dân sự ghi nhận, quyền tài sản là những quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Vì vậy, Kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đối tượng có thể bị kê biên. Đây được coi là một trong những biện pháp cưỡng chế để thực hiện thi hành án quy định tại Điều 71
Theo quy định trên, khi người phải thi hành án có nghĩa vụ thực hiện trả tiền mặc dù có tài sản là quyền sở hữu trí tuệ nhưng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì Chấp hành viên có thể tiến hành kê biên quyền sở hữu trí tuệ đó để đảm bảo thi hành án kể cả trong trường hợp người phải thi hành án đã chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho một cơ quan tổ chức cá nhân khác thì vẫn bị kê biên bình thường.
Quy định về cưỡng chế thi hành đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 84, Điều 85, Điều 86
Chấp hành viên là cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kê biên tài sản là quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, quyền sở hữu trí tuệ này phải thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Chính vì vậy, việc xác định được rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người vậy thi hành án là một trong những yếu tố quan trọng và để đảm bảo đúng theo nguyên tắc kê biên và pháp luật quy định;
Khi tòa án đưa ra quyết định người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho một cơ quan tổ chức cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ này vẫn bị kê biên bình thường trừ trường hợp việc chuyển giao các cho các cơ quan tổ chức cá nhân sử dụng trong thời gian nhất định vì mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của nhà nước, xã hội.
2. Quy định kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ:
Quá trình kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ được Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự quy định tại Điều 84 như sau:
– Cá nhân có thẩm quyền kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải là người giữ vị trí chấp hành viên. Người này ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.
Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ không bị giới hạn bởi trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Chính vì vậy, quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.
– Quá trình kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án thì Chấp hành viên có thể được thu thập và thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. Việc này chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định;
– Có trường hợp chấp hành viên không tiến hành kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao: Nếu vì mục tiêu chính là bảo đảm quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích chung của Quốc gia. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu trí tuệ tiến hành chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định.
– Chấp hành viên có thẩm quyền đưa ra quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ thực hiện nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Để phục vụ, hỗ trợ tốt cho quá trình kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ thì Chấp hành viên có quyền tiến hành yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì Chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án.
Lưu ý về thời gian kê biên sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ:
Thông thường, sau khi có quyết định thi hành án thì chủ thể phải thi hành án thực hiện việc tự nguyện thi hành trong vòng 15 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực trong trường hợp hết 15 ngày quy định này mà vẫn không tự nguyện thực hiện việc kê biên thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Biện pháp này áp dụng trong trường hợp chủ thể có đủ điều kiện thi hành như không thi hành hoặc trốn tránh lẩn trốn nghĩa vụ. Đặc biệt trong trường hợp có dấu hiệu người chấp hành án có khả năng tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ của mình thì biện pháp kê biên cũng sẽ được áp dụng ngay trong trường hợp này.
3. Thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản:
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 114 và Điều 120 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì việc kê biên tài sản là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án tiến hành áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự;
Cùng với đó theo Điều 112 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 đã ghi nhận về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
– Trước khi mở phiên tòa xét xử thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án này có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp;
– Trong phiên tòa xét xử: thẩm quyền đưa ra áp dụng khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp sẽ thuộc về Hội đồng xét xử quyết định.
4. Quá trình xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ bị kê biên:
4.1. Định giá quyền sở hữu trí tuệ:
Việc định giá phải diễn ra theo đúng quy định pháp luật, vấn đề này được ghi nhận tại Điều 98. Định giá tài sản kê biên là quyền sở hữu trí tuệ và Điều 99 về định giá lại tài sản kê biên của Luật Thi hành án dân sự và Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, khoản 2 Điều 30
Các Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự
Như vậy, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá , giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản.
4.2. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ:
– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 86 Luật Thi hành án dân sự khẳng định thì Quyền sở hữu trí tuệ tiến hành bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
– Về thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ, Điều 31
+ Tổ chức chịu trách nhiệm bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ nếu có giá trị trên 10.000.000 đồng;
+ Với quyền sở hữu trí tuệ có giá trị cao đến 10.000.000 đồng thì Chấp hành viên thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị đến 10.000.000 đồng hoặc trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi hành án chưa có tổ chức bán đấu giá, hoặc tuy có nhưng tổ chức đó từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá;
Trên thực tế, bán đấu giá tài sản là quyền sở hữu trí tuệ vô cùng phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi hành. Pháp luật hướng dẫn vấn đề này là những quy định về bán đấu giá tài sản và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, khi áp dụng không thể tránh khỏi những sai sót, vướng mắc. Nên việc kịp thời thể chế hóa các quy định về xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ nhằm mở rộng thêm phạm vi đối tượng tài sản để đảm bảo việc thi hành án là một quy định rất tiến bộ để bổ sung điều khoản hướng dẫn xử lý vấn đề này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự;
–