Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

Tư vấn pháp luật

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

  • 26/05/202226/05/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    26/05/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Khái quát về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự? Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự?

    Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình được pháp luật ghi nhận và bảo hộ đối với một cá nhân, tổ chức nhất định. Chính vì tính chất vô hình khiến cho quyền này bị xâm phạm một cách thường xuyên và ngày càng gia tăng về mức độ, gây ảnh hưởng và thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể mang thực quyền. Chính vì điều đó, pháp luật sở hữu trí tuệ buộc phải quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp dân sự. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.

    Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

    Cơ sở pháp lý:

    Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành.

    Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Tư pháp ban hành.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái quát về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự?
    • 2 2. Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự?
      • 2.1 2.1. Các biện pháp dân sự.
      • 2.2 2.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự.

    1. Khái quát về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự?

    Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu dưới góc độ pháp lý là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” (Khoản 1, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

    Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ thể không phải là người nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật sở hữu trí tuệ xác lập và bảo vệ.

    Xử lý lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền (Tòa án nhân dân) mang tính cưỡng chế và thể hiện quyền lực nhà nước, nhằm ngăn chặn và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng những hình thức trong biện pháp dân sự và tổ chức thi hành việc ngăn chặn và truy cứu trách nhiệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đó theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.

    2. Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự?

    Việc áp dụng biện pháp dân sự là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ Nhật Bản,… Do bản chất của quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ là quyền dân sự nên biện pháp dân sự là phù hợp nhất để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trình tự, thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được quy định theo nguyên tắc những nội dung đặc thù liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể trong Luật quyền sở hữu trí tuệ, những thủ tục, trình tự chung thì áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự chung.

    Xem thêm: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp của công dân

    Trong một tài liệu được WIPO cung cấp có nêu rằng, khởi kiện dân sự được coi là một trong các phương án, biện pháp dân sự mà cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn khi nhận thấy quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm, “Tòa án thường đưa ra một loạt chế tài nhằm đền bù cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Các chế tài này bao gồm việc đền bù thiệt hại, lệnh của tòa, lệnh kê khai lợi nhuận và lệnh giao nộp hàng hóa xâm phạm cho chủ sở hữu quyền“.

    Tìm hiểu quy định của pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, tác giả tập trung vào 02 vấn đề chính:

    2.1. Các biện pháp dân sự.

    Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng đồng thời hoặc rời rạc một trong 05 biện pháp dân sự sau:

    – Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Đây là biện pháp thường được áp dụng đồng thời với các biện pháp khác. Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là bước đầu tiên để tạm ngừng những ảnh hưởng tiếp theo tới chủ thể quyền. Biện pháp này được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Ví dụ: buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả chấm dứt việc sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

    – Buộc xin lỗi, cải chính công khai.  Việc xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng… cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Đây là biện pháp thường áp dụng đối với hành vi xâm phạm về quyền tác giả.

    – Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.  Đây là biện pháp áp dụng đối người có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (người có quyền)).

    – Buộc bồi thường thiệt hại.  Biện pháp này chỉ áp dụng khi hành vi xâm phạm gây ra thiệt hai về vật chất (bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại) và tinh thần (bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng). (Khoản 1, Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ). Việc xác định mức bồi thường thiệt hại dựa trên nguyên tắc và căn được ghi nhận tại Bộ luật dân sự nói chung và Luật Sở hữu trí tuệ nói riêng.

    – Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp này được áp dụng mà không phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay không có yêu cầu. Khi quyết định buộc tiêu hủy hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chịu chi phí cho việc tiêu hủy đó.

    Xem thêm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì? Quy định về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia

    2.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự.

    Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong vụ án về sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự rất cụ thể.

    Tại Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ, nguyên đơn là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ như bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;…(các tài liệu này được quy định tại Khoản 2, Điều 203). Đồng thời, nguyên đơn cũng là chủ thể phải  cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, có thể thấy rằng, khi quyết định khởi kiện nguyên đơn phải dường như nắm bắt được chắc chắn được phần “thắng” và các căn cứ để chứng minh phải thực sự xác đáng.

    Bị đơn, tức là người được cho là có hành vi xâm phạm dường như nghĩa vụ của họ không thực sự cụ thể, họ cũng có quyền tìm kiếm bằng chứng để chứng minh việc mình có vi phạm hay không, nhưng đây là cách để bị đơn bảo vệ chính mình mà không phải nghĩa vụ bắt buộc.

    Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, tác giả mong rằng sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn và nắm bắt được cơ bản các thông tin pháp lý trọng tâm để tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà bản thân đang có. Đồng thời, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang đứng trước những hạn chế nhất định, vì vậy để quyền sở hữu trí tuệ phát huy vai trò là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, quyền sở hữu trí tuệ trở thành “thực quyền” mà không phải là sự “thừa nhận/ghi nhận trên giấy” thì hệ thống các quy định pháp luật về xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được thường xuyên hoàn thiện, trong đó, thiết thực nhất là xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.

    Xem thêm: Hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.716 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

    Biện pháp dân sự

    Quyền sở hữu trí tuệ

    Xâm phạm

    Xâm phạm quyền sở hữu

    Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Xác định và xử lý đối với các hành vi xâm phạm quyền liên quan

    Quyền liên quan là gì? Hành vi xâm phạm quyền liên quan tiếng Anh là gì? Hành vi xâm phạm các quyền liên quan? Các hình thức xử lý?

    Intellectual property là gì? Thế nào là xâm phạm quyền SHTT?

    Intellectual property là gì? Thế nào là xâm phạm quyền SHTT? Các biện pháp áp dụng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

    Thế nào là hành vi xâm phạm quyền với kiểu dáng công nghiệp?

    Khái niệm kiểu dáng công nghiệp? Thế nào là hành vi xâm phạm quyền với kiểu dáng công nghiệp?

    Bảo lưu quyền sở hữu là gì? Đặc điểm, quyền, nghĩa vụ các bên?

    Bảo lưu quyền sở hữu là gì? Đặc điểm, quyền, nghĩa vụ các bên?

    Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

    Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ?

    Công văn 299/TTg-QHQT phê duyệt danh mục Chương trình Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) do Liên minh Châu Âu tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 299/TTg-QHQT phê duyệt danh mục Chương trình Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ECAP III) do Liên minh Châu Âu tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 518/GSQL-TH năm 2015 về gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 518/GSQL-TH năm 2015 về gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

    Công văn 4089/GSQL-GQ4 năm 2018 về đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 4089/GSQL-GQ4 năm 2018 về đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

    Công văn 1358/GSQL-GQ4 năm 2019 về gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1358/GSQL-GQ4 năm 2019 về gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

    Công văn 17/TANDTC-PC năm 2021 về tổng kết thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 17/TANDTC-PC năm 2021 về tổng kết thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    U xơ vú là gì? Có nguy hiểm không? Phân loại và triệu chứng?

    U xơ vú là gì? U xơ vú có nguy hiểm không? Phân loại và triệu chứng của bệnh u xơ vú?

    Xét nghiệm sinh thiết khối u là gì? Các loại xét nghiệm sinh thiết?

    Xét nghiệm sinh thiết khối u là gì? Các loại xét nghiệm sinh thiết?

    Hạ tầng xã hội là gì? Mục tiêu và yêu cầu quy hoạch?

    Hạ tầng xã hội là gì? Mục tiêu quy hoạch hạ tầng xã hội? Yêu cầu quy hoạch hạ tầng xã hội?

    Khí dung là gì? Lưu ý cho trẻ và không nên lạm dụng vì sao?

    Khí dung là gì? Lưu ý cho trẻ và không nên lạm dụng vì sao?

    Biên bản ghi nhớ là gì? Ưu và nhược điểm của biên bản ghi nhớ?

    Biên bản ghi nhớ là gì? Ưu và nhược điểm của biên bản ghi nhớ?

    Vải Spandex là gì? Phân loại, đặc tính và quy trình sản xuất?

    Vải Spandex là gì? Phân loại vải Spandex? Đặc tính của vải Spandex? Ưu và nhược điểm của sợi Spandex? Quy trình sản xuất vải Spandex?

    Hệ thống quản lý chất lượng là gì? Mục dích và lợi ích của hệ thống

    Hệ thống quản lý chất lượng là gì? Mục đích và lợi ích của hệ thống?

    Hợp đồng tương lai là gì? Nội dung liên quan đến hợp đồng tương lai

    Hợp đồng tương lai là gì? Nội dung liên quan đến hợp đồng tương lai?

    Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và vi dụ từ đồng nghĩa?

    Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và vi dụ từ đồng nghĩa?

    KFC là gì? Nguồn gốc hình thành và những thông tin về KFC?

    KFC là gì? KFC chính là cụm từ viết tắt của từ Kentucky Fried Chicken. Nguồn gốc hình thành KFC? Những thông tin khác về KFC?

    Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Cách sử dụng chỉ số tiêu dùng?

    Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Tìm hiểu về chỉ số tiêu dùng? Cách sử dụng chỉ số tiêu dùng?

    Hệ thống HVAC là gì? HVAC gồm những gì? Nguyên lý?

    Hệ thống HVAC là gì? HVAC gồm những gì? Nguyên lý hoạt động của HVAC? Hệ thống HVAC được vận hành theo nguyên lý nào?

    Sản xuất hàng loạt là gì? Đặc điểm của sản xuất hàng loạt?

    Sản xuất hàng loạt là gì? Đặc điểm của sản xuất hàng loạt?

    Áo khoác Bomber là gì? Phân loại áo khoác Bomber?

    Áo khoác Bomber là gì? Phân loại áo khoác Bomber?

    Cà phê Moka là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của cà phê Moka?

    Cà phê Moka là gì? Nguồn gốc của cà phê Moka? Đặc điểm của cà phê Moka? Cách thưởng thức cà phê Moka?

    Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Nội dung liên quan

    Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Nội dung liên quan đến hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ?

    Quyền chọn cổ phiếu là gì? Đặc điểm

    Quyền chọn cổ phiếu là gì? Đặc điểm của quyền chọn cổ phiếu?

    Quản lý thương hiệu là gì? Nguyên tắc quản lý thương hiệu?

    Quản lý thương hiệu là gì? Quản lý thương hiệu tiếng Anh là Brand Management. Các nguyên tắc quản lý thương hiệu?

    Cơ cấu vốn phức hợp là gì? Đặc điểm của cơ cấu vốn phức hợp

    Cơ cấu vốn phức hợp là gì? Đặc điểm của cơ cấu vốn phức hợp?

    Giá rẻ nhất để phân phối (CTD) là gì? Đặc điểm

    Giá rẻ nhất để phân phối là gì? Đặc điểm của giá rẻ nhất để phân phối?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá