Trả tiền làm thêm giờ có được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp? Quy định của luật lao động về việc tính giờ làm thêm giờ? Tiền ăn giữa ca của người lao động có tính vào thu nhập chịu thuế? Tiền lương trong những ngày người lao động làm thêm giờ?
Bạn luôn muốn tăng thu nhập, có thể bằng cách thức bạn làm đồng lúc nhiều công ty, nhiều công việc hoặc bạn tăng ca để làm thêm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, lương tăng ca là lương gấp thếp nên nó đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động. Tỷ lệ thuận với thu nhập tăng lên từ tiền lương tăng ca là người lao động phải đối mặt với vấn đề nộp thuế thu nhập cá nhân. Dù bạn là người lao động hay doanh nghiệp thì ai cũng muốn “né” nộp thuế, hoặc nộp ở mức thấp nhất. Vậy, đối với tiền lương làm thêm giờ, lương tăng ca người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Mức đóng sẽ được tính như thế nào? Quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với lương làm thêm năm nay có gì mới?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- 2 2. Cách tính thuế cho thu nhập làm thêm giờ, tăng ca:
- 3 3. Trả tiền làm thêm giờ có được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp:
- 4 4. Quy định của luật lao động về việc tính giờ làm thêm giờ:
- 5 5. Tiền ăn giữa ca của người lao động có tính vào thu nhập chịu thuế?
- 6 6. Tiền lương trong những ngày người lao động làm thêm giờ:
1. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm làm thêm giờ, từng thời điểm tăng ca. Cụ thể:
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 4
“Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ”.
Tiền lương là đối tượng trực tiếp phải chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3
Cụ thể, Dương Gia tính như sau để các bạn dễ hình dung:
Đối với tiền lương làm thêm giờ, người chịu thuế sẽ được miễn thuế trong phạm vi số tiền được trả cao hơn đối với tiền lương làm việc bình thường. Chúng ta lấy ví dụ sau:
Ông A (Công nhân) ông làm việc bình thường với số tiền được trả là 50.000 đồng/giờ. Lương làm thêm giờ là 60.000 đồng/giờ. Như vậy, phần lương là thêm giờ ông A được miễn thuế Thu nhập cá nhân là 60.000 – 50.000 = 10.000 đồng.
Hiểu là: Tiền lương làm thêm giờ của người lao động A là 60.000đ thì chỉ được miễn thuế TNCN đối với phần chênh lệch so với lương cơ bản là 10.000đ, còn lại, phần 50.000đ người lao động A vẫn phải đóng thuế TNCN phần đó.
Như vậy tiền lương làm thêm giờ và tiền lương tăng ca không phải là những đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân nên người chịu thuế vẫn phải kê khai và chịu thuế đối với những thu nhập trên. Tuy nhiên, phần tiền chênh lệch giữa giờ làm việc bình thường và tiền làm thêm giờ sẽ được miễn thuế (phần được trả cao hơn so với tiền công lao động thông thường) thuộc khoản thu nhập miễn thuế TNCN.
2. Cách tính thuế cho thu nhập làm thêm giờ, tăng ca:
Hiện tại, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương và các khoản tương đương tiền lương được áp dụng như sau:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
Trong đó:
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng lương được nhận – các khoản được miễn
Như vậy, phần chênh lệch giữa tiền lương làm việc bình thường và lương làm thêm giờ sẽ được xem là các khoản được miễn và được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế.
+ Các khoản giảm trừ căn cứ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế * thuế suất
Vậy, trong phạm vi bài viết đã làm rõ các vấn đề về đối tượng miễn thuế của thuế thu nhập cá nhân là tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, tiền làm việc vào ban đêm và cách tính thuế thu nhập cá nhận theo quy định mới nhất.
3. Trả tiền làm thêm giờ có được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp:
Bộ luật lao động đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể về cách tính lương, trợ cấp đối với trường hợp làm thêm giờ. Tại các giờ làm thêm, các doanh nghiệp phải chi trả tiền công cho người lao động số tiền lớn hơn. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là khoản chi phí đó có được liệt kê vào các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?
Bộ luật lao động quy định người lao động làm việc không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm. .
Tùy theo số giờ làm thêm của người lao động nằm trong khung hay vượt quá khung quy định mà xác định khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ.
Người lao động được phân công làm thêm vượt quá số giờ mức quy định vẫn là một thực tế đang xảy ra trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Hạch toán chi phí trong trường hợp này là vấn đề mà các Doanh nghiệp cần lưu ý.
Bộ luật lao động quy định các doanh nghiệp bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ trong một ngày; không quá 30 giờ trong một tháng và không quá 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong một năm.
Thực tế hoạt động của doanh nghiệp sẽ phát sinh hai trường hợp:
Thứ nhất, doanh nghiệp phân công cho người lao động làm tăng ca với số giờ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Thứ hai, do nhu cầu của doanh nghiệp, người lao động được phân công làm thêm số giờ vượt quá khung quy định mà pháp luật cho phép.
Như vậy, một vấn đề pháp lý được đặt ra là khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), các khoản chi của Doanh nghiệp đối với tiền thanh toán cho người lao động trong hai trường hợp trên được xử lý như sau:
Đối với khoản tiền chi trả tiền làm thêm giờ mà số giờ người lao động làm thêm nằm trong khung mà pháp luật cho phép thì theo quy định, nếu khoản tiền này là khoản chi thực tế phát sinh đến hoạt động của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đối với khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động làm thêm giờ vượt quá quy địnhcủa pháp luật lao động,
Theo hướng dẫn của Tổng cục thuế “nếu doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan phải làm thêm giờ thì Cục Thuế phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để xem xét tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Trường hợp vì các lý do chính đáng doanh nghiệp phải tăng thời gian làm thêm giờ thì khoản chi phí làm thêm giờ doanh nghiệp thực chi trả cho người lao động và có đủ chứng từ theo quy định tại các văn bản về thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Cục thuế các tỉnh, thành phố sẽ xem xét, đánh giá để cho phép doanh nghiệp được hạch toán hay không. Để có nguồn tham chiếu cụ thể và chính thức, các doanh nghiệp nên đánh giá tình hình doanh nghiệp của mình sau đó xin ý kiến hướng dẫn từ cục thuế của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp mình hoạt động.
4. Quy định của luật lao động về việc tính giờ làm thêm giờ:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em đang làm việc được nghỉ vào ngày thứ bảy, và chủ nhật hàng tuần. Do lượng hàng nhiều, nên không được hỏi mà công ty đã xếp lịch cho một số người làm việc vào ngày chủ nhật hoặc thứ bảy mà không được tính là làm ngoài giờ, và chỉ được nghỉ bù vào một ngày khác trong tuần không có thêm bất cứ phụ cấp hay khoản tiền nào khác. Cho em hỏi như vậy theo luật lao động là đúng hay sai. Em chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Như bạn trình bày thì công ty bạn hiện nay có ngày nghỉ là thứ 7 và chủ nhật, vì vậy việc bạn làm thêm giờ ngoài những ngày làm bình thường đều được coi là làm thêm giờ và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 25. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động được trả lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
b) Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
2. Tiền lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều này được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
3. Người lao động làm việc vào ban đêm theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
4. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo Khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Lao động thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.
5. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
6. Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 22 Nghị định này.”
Như vậy, nếu bạn đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì bạn sẽ được hưởng ít nhất 200% tiền lương.
5. Tiền ăn giữa ca của người lao động có tính vào thu nhập chịu thuế?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho hỏi, có quy định nào quy định về tiền ăn giữa ca đối với người lao động trong các doanh nghiệp bình thường mà không phải doanh nghiệp của Nhà nước không? Khoản tiền ăn giữa ca đó có được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, không có quy định nào hướng dẫn mức chi tiền ăn giữa ca cho các doanh nghiệp khác không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Do đó, nếu doanh nghiệp không phải công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì mức chi tiền ăn giữa ca không bị khống chế bởi mức tiền trên.
Theo Điểm g Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế:
“g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. “
Như vậy, các khoản tiên ăn giữa ca này không được tính vào thu nhập chịu thuế.
6. Tiền lương trong những ngày người lao động làm thêm giờ:
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi là công nhân tại công ty điện tử, lúc hàng nhiều bắt làm thêm giờ từ 2h50p đến 4h có khi làm cả chủ nhật mà không được tính lương, số giờ làm thêm sẽ được cộng vào giờ nghỉ bù, có khi số giờ nghỉ bù lên đến 50-60 giờ (làm thêm 20 giờ sẽ được nghỉ 20 giờ kể cả làm ngày chủ nhật). Mặc dù làm thêm giờ ngày thường được tính 150% và ngày chủ nhật là 200%. Như vậy mong luật sư tư vấn giúp!
Luật sư tư vấn:
Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 1 tuần.
Khoản 1, Điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
– Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
– Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97 Bộ luật lao động 2012, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Mặt khác, Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn làm thêm giờ như sau:
“3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.”
Như vậy, trường hợp công ty bạn yêu cầu người lao động làm thêm giờ và có nghỉ bù. Nếu bố trí được nghỉ bù thì ngày làm thêm giờ được hưởng nguyên lương, ngày nghỉ bù không được hưởng lương. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động.