Quy định bảo vệ môi trường trong tổ chức hoạt động lễ hội? Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động tổ chức lễ hội?
Như chúng ta đã biết thì nước ta là nước đa dạng về văn hóa lễ hội, ở khắp các địa bàn trên cả nước, văn hóa và tập tục của đất nước chúng ta cứ đúng ngày, hàng năm có sự kiện lễ hội thì nhân dân lại về lễ hội và các khu du lịch để tham quan, đó là văn hóa rất tốt đẹp của dân tộc vì có thể lưu giữ giá trị đó cho mai sau. Tuy nhiên có một vấn đề lớn tồn đọng ở đây là việc bảo vệ môi trường trong tổ chức hoạt động lễ hội làm sao cho hiệu quả nhất. Vậy pháp luật quy định về bảo vệ môi trường trong tổ chức hoạt động lễ hội cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này
Cơ sở pháp lý:
Luật bảo vệ môi trường 2020
Luật sư
1. Quy định bảo vệ môi trường trong tổ chức hoạt động lễ hội
Với hơn 8000 lễ hội trong một năm, Việt Nam được coi là đất nước của các lễ hội. Lễ hội ở Việt Nam diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước và vào nhiều thời điểm khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào dịp đầu Xuân. Việc quá nhiều lễ hội diễn ra ở Việt Nam như vậy sẽ gây ra rất nhiều tác hại xấu đến với môi trường. Vậy quy định của pháp luật như thế nào để bảo vệ môi trường và trách nhiệm của các chủ thể để bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Điều 66 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 về bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội:
” Điền 66. Bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
2. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;
b) Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa;
c) Giữ gìn vệ sinh công cộng;
d) Không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường;
b) Tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. ”
Theo quy định của Điều 66 như trên thì có thể thấy rõ thời gian qua, thực trạng môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại những địa điểm trên cả nước đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ nhất là những khu vực hạ lưu của sông, suối, hồ, bãi biển, gây quan ngại cho các cấp quản lý cũng như tạo dư luận không tốt trong xã hội đối với vấn đề này. Điều này có thể đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, mà còn ảnh hưởng và để lại những ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan, ảnh hưởng không nhỏ đến sức hút của ngành du lịch và giá trị di sản văn hóa ở từng địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Về hoạt động du lịch và kinh doanh trong khu vực lễ hội đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường số lượng chất thải được thai ra môi trường sau mỗi dịp lễ hội là rất lớn, nước thải phát sinh trong lĩnh vực du lịch chưa được thu gom và xử lý kịp thời theo quy định. Đối với trường hợp này thì cũng rất cần tới biện pháp đó là phân loại chất thải rắn tại nguồn cần thực hiện đồng bộnhưng thực tế hiện nay thì nước thải từ các cơ sở du lịch vẫn còn tình trạng chưa được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Một vấn đề khác cần được quan tâm đúng mức đó là hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch sinh còn thiếu và không thể đáp ứng được, ở nhiều nơi có thì đã xuống cấp, rất mất vệ sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh Du lịch Việt Nam.
Kết luận: theo quy định và phân tích như trên ta nhận thấy cần thiết bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhất là đối với hoạt động lễ hội của nước ta. Theo đó cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bảo vệ môi trường khi có lễ hội diễn ra và ngoài ra thì có thể khuyến khích người dân sửu dụng biện pháp bảo vệ môi trường khác.
2. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động tổ chức lễ hội
Căn cứ theo quy định tại điều 13. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động tổ chức lễ hội Điều 13 Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành:
1. Đối với những lễ hội không phải xin cấp phép, ngoài báo cáo bằng văn bản về thời gian, địa điểm, nội dung, kịch bản (nếu có) và danh sách Ban Tổ chức lễ hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa theo quy định, đơn vị tổ chức phải xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường. Nội dung kế hoạch phải có cam kết bảo vệ môi trường, phương án ứng phó trong trường hợp xảy ra ra sự cố về môi trường trước, trong và sau quá trình tổ chức lễ hội.
2. Đối với những lễ hội khi tổ chức phải được phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội phải bao gồm kế hoạch bảo vệ môi trường. Nội dung kế hoạch phải có cam kết bảo vệ môi trường, phương án ứng phó trong trường hợp xảy ra ra sự cố về môi trường trước, trong và sau quá trình tổ chức lễ hội.
3. Đơn vị tổ chức lễ hội chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường; cam kết bảo vệ môi trường, đồng thời chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong quá trình tổ chức lễ hội.
Như vậy chúng ta có thể thấy, để có thể giảm thiểu và hạn chế tác động xấu tới môi trường đối với mỗi dịp lễ hội đến thì cơ quan có thẩm quyền cần đề ra kế hoạch để có thể bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức đối với người dân nói chung và người tham gia lễ hội nói chung, đặc điểm của lễ hội là người dân từ các nơi về tham dự rất đông, hàng hóa và dịch vụ cũng từ đó mà ồ ạt đổ về khu lễ hội để kinh doanh, vì nhu cầu tại khu vực có lễ hội sẽ rất khác so với ở khu vực khác. Theo đó nếu không có kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động tổ chức lễ hội thì quả là điều đáng quan ngại.
Theo đó các cơ quan có thẩm quyền như trên cần có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn và phương án ứng phó trong trường hợp xảy ra ra sự cố về môi trường. Để đạt được điều đó không chỉ là các cơ quan quản lý mà toàn dân phải phối hợp với nhau thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường trong dịp lễ hội tới.
Như vậy thông qua thực hiện và đề ra kế hoạch thì cần có các biện pháp như cần tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nếp sống văn minh, chung tay giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, không xả rác khi tổ chức, tham gia các hoạt động, lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố và kết hợp với đó là biện pháp đảm bảo việc không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần để khu vực tổ chức hoạt động, lễ hội, sự kiện ngày càng văn minh, thân thiện, tích cực.
Bên cạnh đó thì việc bố trí thùng rác vệ sinh và có ngăn dùng để phân loại chất thải hữu cơ và chất thải còn lại, bổ sung các công trình vệ sinh công cộng phục vụ người dân ở khu vực sinh sống và khu vực lễ hội, hướng dẫn người dân bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường trong khuôn viên khu vực tổ chức hoạt động, lễ hội, sự kiện. Bên cạnh đó, có phương án thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường, dọn dẹp, vệ sinh rác thải, không để rác tồn đọng tại các khu vực tổ chức trước, trong và sau khi kết thúc hoạt động, lễ hội, sự kiện.
Ngoài ra cần quan tâm chỉ đạo tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức các hoạt động, lễ hội trên địa bàn sự kiện về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và cần phải phê bình, xử lý nghiêm các cá nhân tham gia, đơn vị tổ chức các hoạt động, lễ hội, sự kiện có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định bảo vệ môi trường trong tổ chức hoạt động lễ hội” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.