Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng quy định của pháp luật về Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng quy định của pháp luật về Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Theo Nghị định số 34/2008/NĐ-CP về Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì:
“Điều 9. Cấp giấy phép lao động
1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Đối với người nước ngoài tuyển dụng theo hình thức
c) Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
d) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
đ) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.
5. Trình tự cấp giấy phép lao động:
a) Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc.
Trường hợp người nước ngoài không làm việc thường xuyên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.
b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép đó đang còn hiệu lực nếu có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, đ khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 3 Điều 9 của Nghị định này và bản sao giấy phép lao động đang còn hiệu lực.
6. Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thì người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài, gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 của Nghị định này. Đối với các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì thời hạn báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc.”