Cầu lao động là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động?

Cầu lao động là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động?

Cầu lao động có sự ảnh hưởng rất lớn đến cân bằng cung cầu trên thị trường. Thực tế hiện nay, trên thị trường lao động đang xảy ra tình trạng cung lao động lớn hơn cầu lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao là nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, nghiên cứu các vấn đề về cầu lao động đang là thách thức để mang tới những giải pháp tối ưu nhất cho quá trình giải quyết vấn đề về cầu lao động.

1. Cầu lao động là gì?

Thị trường lao động bao gồm cung lao động của các cá nhân và cầu về lao động của các doanh nghiệp. Trên thị trường lao động, cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá chấp nhận. Quyết định thuê mướn lao động của các doanh nghiệp tạo ra và loại bỏ một số công việc trong nhiều thời điểm. Các doanh nghiệp thuê lao động để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng cầu về chúng.

Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ là người trung gian và họ thuê lao động để sản xuất ra những hàng hóa đó. Cầu lao động của các công ty, doanh nghiệp là cầu dẫn xuất, dẫn xuất từ nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng cần hàng hóa gì.

Trong phạm vi nền kinh tế, cầu lao động (hay cầu về sức lao động) là nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, là khả năng thu hút sức lao động của nền kinh tế. Chúng ta đã biết sức lao động do con người tạo ra và cũng là một dịch vụ hay hàng hoá. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Hiểu một cách đơn giản cầu lao động là số lao động đang có việc làm trong nền kinh tế.

Cầu lao động có 2 loại: cầu lao động thực tế và tiềm năng. Cầu lao động thực tế là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một thời điểm nhất định (bao gồm cả việc làm mới và việc làm trống). Cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với tổng chỗ làm việc có được sau khi đã tính đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, chính trị, xã hội...

Việc xác định cầu lao động thường thông qua chỉ tiêu việc làm. Việc làm là trạng thái trong đó diễn ra các hoạt động lao động (kết hợp các yếu tố sản xuất nhằm mục đích cụ thể) mang lại thu nhập và không vị pháp luật ngăn cấm. Người làm việc là người có việc làm mang tiền công hoặc thu nhập, họ phải có việc làm hoặc doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Như vậy, có thể phân biệt hai loại việc làm, một là việc làm thuê hưởng tiền lương hoặc tiền công, hai là việc làm tự thân có thể là cá nhân hoặc gia đình, có thể là chủ doanh nghiệp. Việc làm có thể phân chia theo thời gian như việc làm thời gian đầy đủ hoặc không đầy đủ, việc làm tạm thời và việc làm cố định, việc làm không thường xuyên, việc làm theo thời vụ... Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định chính xác cầu lao động trên thị trường lao động là một việc làm khó khăn phức tạp, đặc biệt ở nền kinh tế thị trường còn có nhiều biến động như ở nước ta hiện nay. Việc xác định cầu lao động trong một doanh nghiệp đơn giản hơn nhiều so với việc xác định cầu lao động cho một ngành hoặc cho cả nền kinh tế.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động:

Cầu lao động là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng và bao trùm, trong đó phải kể đến:

2.1. Yếu tố vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng trong vấn đề tạo việc làm, vốn đầu tư càng lớn thì càng nhiều lĩnh vực được đầu tư và quy mô của các doanh nghiệp, các công ty càng mở rộng. Do đó số lượng lao động tăng theo. Hiệu quả đầu tư rất quan trọng và có mối quan hệ với cầu lao động. Như các chuyên gia kinh tế để đánh giá mức độ hiệu quả đầu tư người ta thường thông qua tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư) hoặc thông qua chỉ số ICOR. Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng nhân tố vốn đầu tư đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ tích kiệm (tỷ lệ đầu tư ) (%) để đánh giá và phân tích mô hình.

2.2. Yếu tố về khoa học công nghệ:

Khoa học công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến cầu lao động, là nhân tố tăng năng suất lao động, hoàn thiện, nângcao chất lượng và năng lực cạnh tranh sản phẩm; đó cũng là yếu tố tạo đà tăng trưởng cho mọi quốc gia. Nếu tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại với máy móc, công nghệ cao thì có thể kinh tế sẽ có những bước tiến mới nhưng sẽ làm giảm bớt số người lao động do bị máy móc thay thế và như vậy sẽ tác động đến việc làm của người lao động. Để đánh giá về đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển của một quốc gia, các nhà kinh tế thường xem xét dựa trên giá trị của TFP (Total Factor Productivity = Nhân tố năng suất tổng hợp). Đất nước muốn tăng trưởng theo chiều sâu thì đóng góp của TFP phải cao và bền vững. Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng nhân tố khoa học công nghệ đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (%) để đánh giá và phân tích mô hình.

2.3. Yếu tố về chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng cũng đồng nghĩa với việc tăng cầu lao động, tập trung vào những ngành có thể thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều việc làm cho nền kinh tế, đồng thời cũng phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đúng hướng không chỉ có tác dụng làm tăng cầu lao động về mặt số lượng mà còn làm tăng cầu lao động về mặt chất lượng. Theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất. Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số chuyển dịch cos φ hoặc góc φ Vì vậy để đo lường mức độ ảnh hưởng chất lượng chuyển dịch cơ cấu đến cầu lao động thì tôi dựa vào chỉ tiêu góc φ để đánh giá và phân tích mô hình.

2.4. Mức lương:

Tỷ lệ tiền lương càng cao thì cầu lao động càng giảm. Do đó, đường cầu lao động dốc xuống. Như ở tất cả các thị trường, đường cầu dốc xuống có thể được giải thích bằng cách tham chiếu đến các tác động thay thế và thu nhập.

Với mức lương cao hơn, các công ty tìm cách thay thế vốn cho lao động hoặc lao động rẻ hơn cho lao động tương đối đắt tiền. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng cùng một lượng lao động, chi phí lao động của họ sẽ tăng lên và thu nhập (lợi nhuận) của họ sẽ giảm xuống. Vì cả hai lý do, nhu cầu về lao động sẽ giảm khi tiền lương tăng lên.

2.5. Năng suất cận biên:

Nhu cầu về lao động và các yếu tố sản xuất khác bắt nguồn từ nhu cầu về sản phẩm mà các yếu tố này tạo ra. Ví dụ, nếu điện thoại di động có nhu cầu lớn hơn, thì nhu cầu về công nhân trong ngành điện thoại di động sẽ tăng .

Cầu về lao động sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiền lương. Để hiểu điều này, chúng ta cần xem xét quy luật lợi nhuận giảm dần. Điều này nói lên rằng nếu một công ty sử dụng nhiều hơn một yếu tố thay đổi, chẳng hạn như lao động, giả sử một yếu tố vẫn cố định, thì lợi nhuận bổ sung cho những người lao động phụ sẽ bắt đầu giảm đi. Để khám phá quá trình này, chúng ta cần xem xét tổng sản phẩm vật chất (đầu ra) được sản xuất bởi một loạt công nhân, điều này sẽ cho phép chúng ta đo lường sản lượng riêng lẻ từ mỗi công nhân bổ sung - sản phẩm vật chất biên (MPP).

2.6. Một số các yếu tố khác có ảnh hưởng đến cầu lao động:

Nhu cầu về các sản phẩm. Cầu về lao động là cầu có nguồn gốc, có nghĩa là cuối cùng nó dựa trên nhu cầu về sản phẩm mà lao động tạo ra. Nếu người tiêu dùng muốn có nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể hơn, thì sẽ có nhiều công ty muốn nhân công tạo ra sản phẩm hơn.

Năng suất lao động. Năng suất có nghĩa là sản lượng trên mỗi công nhân, và Nếu công nhân làm việc năng suất hơn, họ sẽ có nhu cầu lớn hơn. Năng suất bị ảnh hưởng bởi trình độ kỹ năng, giáo dục và đào tạo, và việc sử dụng công nghệ.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nếu các công ty có lãi, họ có thể đủ khả năng để sử dụng nhiều lao động hơn. Ngược lại, lợi nhuận giảm có khả năng làm giảm nhu cầu về lao động.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )