Mỹ phẩm là một phần không thể thiếu với chị em phụ nữ. Chính vì thế các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm được mở ra ngày càng nhiều. Để các sản phẩm của doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các khách hàng thì không thể thiếu được hình thức quảng cáo. Các doanh nghiệp có thể quảng cáo theo hình thức truyền thống hay qua mạng internet. Vậy quảng cáo mỹ phẩm qua internet thì có phải cấp phép không
Mục lục bài viết
1. Thế nào là quảng cáo và tình hình quảng cáo hiện nay trên thị trường:
Quảng cáo được hiểu là một phương tiện, công cụ tiếp thị giúp truyền tải thông tin liên quan đến dịch vụ cho khách hàng nhằm mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi. Hoạt động quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động đến hành vi cũng như thói quen mua hàng của khách hàng bằng những thông điệp mang dấu ấn riêng của người bán
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đíhc sinh lợi hoặc sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh snar phẩm hàng hóa, dịch vụ được giưới thiệu, ngoại trừ bản tin thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân
Các phương tiện quảng cáo hiện nay bao gồm: báo chí; trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác; các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác; bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo; Phương tiện giao thông; Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. Đây là các phương tiện quảng cáo truyền thống, không trực tiếp được thực hiện bằng các phương tiện truyền thống đại chúng.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì ngoài các phương tiện quảng cáo truyền thống thì còn có các phương tiện quảng cáo qua internet như: quảng cáo qua website, facebook, zalo, youtube,…. Phương tiện quảng cáo này có rất nhiều ưu điểm so với quảng cáo truyền thống. Khi sử dụng phương tiện quảng cáo này thì có thể tiếp cận được với khách hàng 24/24 giờ mỗi ngày, đồng thời cũng có thể chỉnh sửa quảng cáo hoặc hủy bỏ chúng bất kì lúc nào, không gây tốn kém như quảng cáo truyền thống. Đặc biệt, quảng cáo trên internet còn có thể cung cấp một đường link kết nối giữa trang web của nhà cung cấp với trang web của doanh nghiệp. Điều này giúp cho khách hàng vừa có thể nhìn thấy sản phẩm, vừa có thể tương tác với nó hay còn có thể đến tận nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra một cách trực tiếp. Quảng cáo trên internet cũng có những hạn chế nhất định như chuẩn mực văn hóa, pháp luật, ngôn ngữ và điều kiện tiếp cận Internet của khách hàng.
2. Quảng cáo mỹ phẩm trên Internet có phải xin cấp phép không?
Các trường hợp quảng cáo phải xin giấy cấp phép được quy định tại Điều 12
Theo đó, các trường hợp sau phải xin cấp giấy phép quảng cáo như sau:
+ Quảng cáo thuốc;
+ Quảng cáo Mỹ phẩm;
+ Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
+ Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
+ Quảng cáo trang thiết bị y tế;
+ Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ;
+ Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
+ Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y;
+ Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Như vậy, khi quảng cáo mỹ phẩm qua internet cần phải xin cấp giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật
3. Điều kiện để cấp xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm được quy định như thế nào?
– Thứ nhất, để xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm thì trước tiên ta cần xác nhận nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng theo các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có những hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 Luật quảng cáo 2012, cụ thể như sau:
+ Không được quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không được phép quảng cáo theo quy định tại Điều 7 Luật quảng cáo 2012
+ Không được quảng cáo những nội dung làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng
+ Quảng các thiếu tính thẩm mỹ, trái với văn hoám đọa đức, xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt nam, trái với truyền thống lịch sử
+ Quảng cáo gây ảnh hướng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Nghiêm cấm việc quảng cáo có tính chất kì thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và định kiến về giới và về người khuyết tật
+ Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng
+ Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội
+ Không được quảng cáo có tính xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân
+ Nếu quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân thì cần phải có sự đồng ý của cá nhân đó, trừ tường hợp được pháp luật cho phép
+ Không được quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về chất lượng, số lượng, giá, công dụng, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
+ Không được sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh để quảng cáo
+ Nghiêm cấm việc quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh
+ Không quảng cáo bằng việc sử dụng các phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng và hiệu quả sủ dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
+ Nghiêm cấm việc quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em hay việc tạo cho trẻ em có syu nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuẩn phong mỹ tục
+ Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
+ Không được treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
– Thứ hai, khi quảng cáo thì tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, cỡ chứ nhỏ nhất trong nội dung quảng cảo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
– Thứ ba, nội dung của quảng cáo mỹ phẩm phải đáp ứng điều kiện sau ( Điều 6 Thông tư
+ Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
+ Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược và phải phù hợp với tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm, tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có)
– Thứ tư, quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
+ Tên mỹ phẩm
+ Tính năng, công dụng của mỹ phẩm
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
+ Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế
– Thứ năm, không được quảng cáo mỹ phẩm mà khiến cho người tiêu dùng hiểu nhầm đấy là thuốc
– Thứ sáu, không được sử dụng các hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế khác
– Thứ bảy, sản phẩm đã được công bố theo quy định của pháp luật, đồng thời tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng
– Thứ tám, có đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
– Thứ chín, đcơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản là đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
Các văn bản pháp luật được sử dung trong bài viết:
+ Luật quảng cáo 2012
+ Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật quảng cáo