Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng là một bước không thể thiếu trong quá trình thi công xây dựng. Vậy quy định về quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng:
Tại Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD, theo quy định này thì công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng sẽ phải tuân thủ các quy định về thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình và tuân thủ về tổ chức thực hiện những công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định về vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng, cụ thể như sau:
– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình:
+ Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng chính là hoạt động đo lường nhằm để xác định về đặc tính của đất xây dựng, về vật liệu xây dựng, về môi trường xây dựng, về sản phẩm xây dựng, về bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định
+ Quan trắc công trình chính là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận về sự biến đổi hình học, sự biến dạng, chuyển dịch và những thông số kỹ thuật khác của các công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
+ Trắc đạc công trình chính là hoạt động đo đạc nhằm để xác định các vị trí, hình dạng, về kích thước của địa hình, các công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, và bảo hành, bảo trì, vận hành, khai thác và giải quyết các sự cố công trình xây dựng.
+ Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình chính là những hoạt động đo lường được thực hiện ở trong quá trình thi công xây dựng nhằm để xác định về thông số kỹ thuật và các vị trí của vật liệu, cấu kiện, các bộ phận công trình, phục vụ thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng sẽ phải được thực hiện bởi những tổ chức, cá nhân có năng lực theo quy định của pháp luật.
+ Những tổ chức, cá nhân mà thực hiện công tác thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình phải có trách nhiệm cung cấp số liệu một cách trung thực, một cách khách quan và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với từng số liệu mà mình cung cấp.
+ Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện những hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình ở trong quá trình thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của
– Tổ chức thực hiện những công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định về vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thực hiện thi công xây dựng theo đúng yêu cầu của thiết kế và các quy định của hợp đồng xây dựng. Các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của những nhà thầu hoặc do các nhà thầu thuê theo quy định của hợp đồng xây dựng sẽ phải đủ các điều kiện năng lực để thực hiện về công tác thí nghiệm và sẽ phải trực tiếp thực hiện công tác này nhằm để đảm bảo kết quả thí nghiệm đánh giá đúng chất lượng của vật liệu, cấu kiện, của sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, của thiết bị công nghệ được sử dụng cho công trình.
Ngoài ra, trong quản lý công tác thí nghiệm quá trình thi công xây dựng thì nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, những quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho các dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định của hợp đồng xây dựng nhằm để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm là: đối tượng thí nghiệm (như vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), những phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp các thông tin, tài liệu và làm rõ những nội dung có liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về kế hoạch tổ chức thí nghiệm do chính nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm sẽ phải được thực hiện theo đúng như kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chính chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp mà điều chỉnh về kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì sẽ phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi đi vào tổ chức thực hiện.
2. Những hoạt động trong thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BXD hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có quy định về phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, theo quy định này thì:
– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm có các hoạt động đo lường xác định các đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của những đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, các vật liệu xây dựng; đất xây dựng; về cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; về môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng.
– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm hoặc ở ngoài hiện trường.
– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể sẽ được thực hiện bằng phương pháp là phá hủy hoặc là không phá hủy, xác định những đặc tính của đối tượng thí nghiệm ở tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Điều kiện đối với cá nhân, tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
3.1. Điều kiện đối với cá nhân:
Theo quy định của pháp luật thì cá nhân hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là những giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, những người này phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Đối với giám định viên tư pháp xây dựng:
+ Là những công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên và người này đã qua thực tế hoạt động về chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
– Đối với người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:
+ Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế về hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trong trường hợp mà người không có trình độ đại học nhưng mà có kiến thức chuyên sâu và có nhiều những kinh nghiệm thực tiễn về các lĩnh vực cần giám định thì người này có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
– Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ những quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng: phải có kinh nghiệm thực hiện một trong những công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thực hiện giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc có quản lý nhà nước về xây dựng.
– Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc các nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và những thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, các bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
+ Phải có kinh nghiệm thực hiện một trong những công việc sau: Thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, hay thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, công việc kiểm định xây dựng phù hợp với các nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc là chủ trì thiết kế xây dựng theo các quy định đối với trường hợp là giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc là thiết kế xây dựng công trình;
+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc là thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo các quy định đối với những trường hợp giám định chất lượng vật liệu, các sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;
+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc là thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo các quy định đối với trường hợp là giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, các công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.
– Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng các công trình, giá trị công trình:
+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong những công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, công việc thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình phù hợp với nhữg nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo đúng quy định.
3.2. Điều kiện đối với tổ chức:
Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng chính là tổ chức kinh doanh về dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc các công trình xây dựng đáp ứng những điều kiện năng lực theo các quy định của pháp luật và được các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
Điều kiện về năng lực của những tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm có:
– Là tổ chức được thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
– Đáp ứng những yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng được các yêu cầu cụ thể phù hợp với những chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
– Người quản lý trực tiếp các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với lại một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
– Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho từng lĩnh vực thí nghiệm.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.