Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Chia di sản có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Hiện em đang nghiên cứu về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước. Em có 2 vấn đề cần được tư vấn như sau: Câu cuối bài viết có nêu: “Trong 7 Hiệp định đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc về nước nơi có bất động sản”. Xin hỏi 7 Hiệp định được đề cập là các Hiệp định Việt Nam ký kết với những quốc gia nào? Điều khoản cụ thể trong các Hiệp định. Vấn đề thứ hai, trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga có thỏa thuận:
“Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh”.
Quy phạm này áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch. Vậy, đối với trường hợp người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch thì thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước nào? Chân thành cảm ơn! ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Hiệp định về tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ;
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, xin liệt kê 7 Hiệp định được nhắc tới trong trích đoạn bạn nêu và các điều khoản cụ thể tại các Hiệp định này điều chỉnh về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Hiệp định tương trợ tư pháp được coi là một trong những nguồn cơ bản của Tư pháp quốc tế trong việc giải quyết các xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Số lượng Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia ngày một tăng. Trong đó có 7 Hiệp định sau cùng quy định quyền thừa kế theo pháp luật được xác định đối với từng loại tài sản cụ thể. Các Hiệp định đó là:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, xin giải đáp thắc mắc của bạn trong trường hợp người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch thì thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước nào?
Theo quy định tại Điều 760 “Bộ luật dân sự 2015” thì đối với trường hợp người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch thì việc áp dụng pháp luật như sau:
– Trong trường hợp “Bộ luật dân sự 2015” hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Trong trường hợp “Bộ luật dân sự 2015” hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.
Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.