Quan điểm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần bảo đảm tính tương thích với các quy định của Hiến pháp 2013 và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người:
- 2 2. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần bảo đảm sự hài hòa giữa quyền về bí mật thông tin cá nhân và quyền được biết của công chúng:
- 3 3. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền:
- 4 4. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật có liên quan:
1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần bảo đảm tính tương thích với các quy định của Hiến pháp 2013 và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người:
Về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam bảo vệ dữ liệu cá nhân được tiếp cận và phát triển từ quyền riêng tư với tư cách là quyền cơ bản của con người. Đây cũng là cách tiếp cận đã được pháp luật nhiều nước trên thế giới công nhận và có cơ chế bảo vệ trước sự xâm phạm từ phía nhà nước cũng như từ các chủ thể khác.
Cụ thể, pháp luật Việt Nam mà trước tiên là Hiến pháp và Bộ luật dân sự đã ghi nhận quyền bảo vệ đời tư (trong đó có quyền bí mật thông tin/dữ liệu cá nhân) tương thích và phù hợp với quy định của ICCPR và Bình luận chung số 16 của Ủy ban Nhân quyền về quyền riêng tư. Quyền bí mật đời tư được quy định tại Điều 21,
Điều 17 ICCPR nhấn mạnh đến phương diện “can thiệp độc đoán và bất hợp pháp” đối với quyền riêng tư; đồng thời, Bình luận chung số 16 cho rằng quy định này đòi hỏi các quốc gia phải thực thi các biện pháp pháp lý và những biện pháp thích hợp khác có tác động ngăn chặn, chống lại sự xâm phạm và tấn công vào đời tư để bảo vệ quyền này. Tuy vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp pháp lý ngăn chặn, chống lại các hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ bí mật thông tin của công dân. Các quy định của pháp luật hiện hành chủ yếu mới dừng lại ở nguyên tắc chung, khó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam chưa chính thức ghi nhận nghĩa vụ của Nhà nước trong việc chủ động bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân của công dân.
Điều 17 ICCPR và Bình luận chung số 16 khẳng định không một sự can thiệp nào về đời tư có thể được chấp thuận trừ những trường hợp được quy định bằng luật pháp. Việc can thiệp chỉ được các quốc gia thành viên cho phép trên nền tảng luật pháp, và những sự cho phép đó phải tuân thủ các quy định và mục đích của Công ước. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện chưa có các quy định cụ thể về các trường hợp ngoại lệ của quyền bí mật dữ liệu cá nhân, hoặc có quy định nhưng chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định như giao dịch thương mại, hợp đồng. Các văn bản pháp luật chuyên ngành chủ yếu sử dụng thuật ngữ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” nhằm hạn chế việc đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp xử lý thông tin cá nhân hợp pháp. Mặt khác, pháp luật Việt Nam cũng không quy định nguyên tắc chung đối với các trường hợp nghiêm cấm xử lý thông tin cá nhân như đối với các thông tin về giới, thông tin về xu hướng tình dục, thông tin về chủng tộc, nguồn gen… như pháp luật một số nước (Pháp, Hàn quốc).
So sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam chưa có luật riêng điều chỉnh về bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân. Các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật (cả luật và văn bản dưới luật). Do chưa có các nguyên tắc chung điều chỉnh quyền bảo vệ thông tin cá nhân và hoạt động xử lý thông tin cá nhân, nên các văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự thống nhất trong việc quy định về vấn đề này.
Bên cạnh các quy định về nội hàm quyền bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân và các hoạt động xử lý thông tin cá nhân, pháp luật các nước còn quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân. Mô hình phổ biến trên thế giới là thành lập các cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện chức năng giám sát việc thi hành pháp luật về quyền bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân; hướng dẫn, giải thích pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo… Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thi hành quyền được bảo vệ
thông tin/dữ liệu cá nhân. Quyền này cũng như các quyền khác chủ yếu được bảo đảm thực hiện thông qua cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương và thông qua các hoạt động tố tụng tại Tòa án.
Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, quyền bí mật dữ liệu cá nhân nói riêng và quyền bảo vệ bí mật đời tư nói chung được pháp luật Việt Nam ghi nhận phù hợp với nội dung và tinh thần của các công ước quốc tế về nhân quyền trong phạm vi quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, để quyền này được thực thi và bảo đảm thực hiện trong thực tiễn cuộc sống thì đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về nội dung quyền, các biện pháp thực hiện quyền và cơ chế bảo đảm thực thi quyền trên cơ sở nghiên cứu, nội luật hóa các nguyên tắc của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về quyền này, đồng thời, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.
2. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần bảo đảm sự hài hòa giữa quyền về bí mật thông tin cá nhân và quyền được biết của công chúng:
Quyền về bí mật thông tin cá nhân (hay còn gọi là quyền riêng tư) là một trong những quyền cơ bản của con người được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia, cụ thể là:
Tuyên bố quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 quy định tại Điều 12: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán về đời tư, gia đình, nhà ở, thư tin, hay bị xúc phạm đến danh dự, thanh danh. Ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”.
Quyền bảo vệ đời tư ở Việt Nam được quy định tại Điều 21, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ uy tín của mình” và rất nhiều các Luật chuyên ngành khác (khoản 2, Điều 3, Luật Khám, chữa bệnh năm 2011; Điều 38,
Quyền được biết của công chúng được hiểu là một trong những quyền thuộc nhóm quyền chính trị, dân sự quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.
Quyền được biết của công chúng (ở Việt Nam còn gọi là quyền tiếp cận thông tin) được quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định”. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tiếp cận thông tin được cụ thể hóa bởi
Mọi người đều được bình đẳng trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; Thông tin cung cấp phải chính xác, đầy đủ và rõ ràng, tức là thông tin đến với người dân phải đảm bảo đầy đủ, không được phép mập mờ dẫn đến hiểu sai bản chất của thông tin; Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Qua rà soát và nghiên cứu, cần khẳng định rằng, quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng tư hay quyền bảo vệ thông tin cá nhân đã được tái khẳng định lần nữa tại Điều 38, Bộ luật Dân sự năm 2015 như là một trong các quyền dân sự cơ bản. Ở các nước, quyền này còn được biết đến với tên gọi thông dụng hơn, là quyền riêng tư (right to privacy). Tuy nhiên, BLDS năm 2015 lại không đề cập đến quyền tiếp cận thông tin của chủ thể; điều đó có nghĩa là quyền tiếp cận thông tin không phải là quyền dân sự. Nói cách khác, trong quan hệ giữa tư nhân và tư nhân, quyền tiếp cận thông tin không được thừa nhận cho chủ thể: không ai có quyền đòi hỏi người khác phải cung cấp thông tin cho mình ngoài ý muốn của người đó (về mặt lý thuyết, có thể có trường hợp hai bên xác lập với nhau bằng một thỏa thuận, theo đó một bên cam kết cung cấp cho bên kia tất cả các thông tin liên quan đến cuộc sống riêng tư của mình khi bên kia yêu cầu. Mọi thỏa thuận như thế được coi là không có tính pháp lý và không thể được bắt buộc thực hiện bằng một bản án của tòa án).
Như vậy, quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận và điều chỉnh bởi Luật tiếp cận thông tin chỉ là quyền được xác lập trong quan hệ giữa người dân và cơ quan nhà nước. Việc xác định quyền tiếp cận thông tin cá nhân chỉ tồn tại trong quan hệ công có ý nghĩa rất rõ nét trong trường hợp nếu cần thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản ngân hàng. Với tư cách là chủ thể nắm giữ thông tin cá nhân về tài khoản của khách hàng, ngân hàng không có trách nhiệm và không có quyền cung cấp thông tin liên quan cho bất kỳ chủ thể tư nào khác. Trái lại, nếu thông tin tài khoản tư nhân được cơ quan nhà nước nắm giữ một cách hợp lệ, thì trong khuôn khổ thực hiện chức năng của mình, cơ quan nhà nước có quyền cung cấp thông tin liên quan cho các chủ thể công và chủ thể tư nhân theo trình tự, thủ tục luật định, trừ trường hợp pháp luật quy định khác về việc cấm rành mạch với việc cung cấp thông tin này.
Như đã khẳng định, quyền thông tin cá nhân không tồn tại trong cuộc sống dân sự, còn đối với quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng tư lại được thừa nhận cả trong quan hệ giữa tư nhân và tư nhân, cũng như quan hệ giữa tư nhân và cơ quan nhà nước. Cụ thể, không chỉ tư nhân có nghĩa vụ tôn trọng cuộc sống riêng tư của tư nhân khác mà Nhà nước cũng có nghĩa vụ đó. Với tư cách là người nắm quyền lực công và đảm nhận chức năng duy trì trật tự xã hội, nhà nước còn phải đảm bảo thông tin về cuộc sống riêng tư không bị thu thập, sử dụng trái phép gây thiệt hại cho chủ thể.
Việc thừa nhận cả quyền tiếp cận thông tin và quyền được tôn trọng đối với cuộc sống riêng tư trên bình diện quan hệ công tất yếu dẫn đến sự xung đột giữa hai quyền này. Cũng chính vì thế, điều quan trọng đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân cần bảo đảm sự hài hòa giữa quyền về bí mật thông tin cá nhân và quyền được biết của công chúng chính là làm thế nào để giải quyết xung đột một cách thỏa đáng đối với các chủ thể theo đuổi lợi ích trái ngược. Nói cách khác, hoàn thiện pháp luật, một mặt, đáp ứng nhu cầu của chủ thể trong việc nắm bắt thông tin liên quan đến một cá nhân, mặt khác, đảm bảo quyền bí mật của chủ thể về việc giữ cho mình cuộc sống cá nhân bình yên, không bị quấy nhiễu bởi sự tò mò của người khác.
3. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền:
Quyền con người là một trong ba trụ cột chính của Liên Hợp quốc, bên cạnh hòa bình – an ninh và phát triển. Quyền con người cũng là chủ đề lớn và xuyên suốt trong các mối quan hệ quốc tế và là trọng tâm hoạch định chính sách phát triển ở các quốc gia trên thế giới.
Từ khi thành lập (năm 1945) và đặc biệt trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, Liên Hợp quốc luôn hoan nghênh mọi sáng kiến nhằm đưa những chuẩn mực của quyền con người (được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người trở thành hiện thực trong phạm vi toàn cầu. Một trong những sáng kiến đó là áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền.
Theo quan điểm của Liên Hợp quốc (thông qua Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về quyền con người), phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người (Human Rights – Based Approach, thường được viết là HRBA) được xem là quan niệm chính thống, tương đối toàn diện và thường được trích dẫn rộng rãi. Qua đó, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người được hiểu là: một khung khái niệm đối với quá trình phát triển con người dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và được thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người”.
Quan niệm trên cho thấy, tiếp cận dựa trên quyền con người nhằm mục đích bảo đảm các quyền con người cụ thể theo hướng cân bằng ở hai yếu tố: Nội dung quyền con người và cách thức thực thi quyền con người. Điều này có nghĩa là, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người không chỉ quan tâm tới việc đạt được những mục tiêu đề ra, mà còn chú trọng tới những quy trình, cách thức lựa chọn để đạt được những mục tiêu đó. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người “lấy các tiêu chuẩn về quyền con người làm cơ sở để xác định kết quả mong đợi và lấy các nguyên tắc về quyền con người làm điều kiện, khuôn khổ cho quá trình đạt được kết quả đó”.
Đối chiếu với quá trình hoàn thiện pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, ngoài những mục tiêu cần đạt thì ý nghĩa quan trọng nhất của việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền chính là ở việc tập trung vào quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội và đặc biệt là những nhóm có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề. Bởi lẽ, họ là những đối tượng ở vào vị thế thiệt thòi hay nói cách khác là yếu thế trên nhiều phương diện như: kinh tế, văn hóa, xã hội và khó khăn hơn các nhóm xã hội khác trong việc tiếp cận và thụ hưởng những lợi ích trong vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân.
Từ những phân tích nêu trên có thể khẳng định, hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
4. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền về bí mật thông tin cá nhân trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay cần bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật có liên quan:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “thống nhất là làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau”. Do đó, xét ở góc độ pháp lý, khi bàn về “tính thống nhất” trong các văn bản pháp luật, tác giả cho rằng, “thống nhất” nghĩa là muốn nói đến sự phù hợp, không có sự mâu thuẫn nhau giữa các văn bản pháp luật. Sự phù hợp, không mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật được hiểu với nhiều mức độ khác nhau, như: các quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn trong cùng một lĩnh vực điều chỉnh; các quy định cùng điều chỉnh một vấn đề trong nhiều văn bản phải phù hợp với nhau…
Có thể nói, “thống nhất” là một trong những tiêu chí để xây dựng và đánh giá chất lượng hệ thống pháp luật vì Nhà nước quản lý xã hội bằng công cụ pháp luật. Khi những quy định này mâu thuẫn, chồng chéo nhau thì việc áp dụng, thực thi pháp luật sẽ không hiệu quả, có thể dẫn đến sự mất niềm tin và rối loạn trong xã hội. Do đó, sau một thời gian áp dụng pháp luật, việc đánh giá các quy định trong tất cả các văn bản điều chỉnh một lĩnh vực, ngành nào đó là cơ sở để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng đến sự thống nhất.