Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển? Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định luân chuyển cán bộ? Bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi luân chuyển công tác? Kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển theo quy định của pháp luật?
Luân chuyển công tác là việc các cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý một thời gian nhất định để tiếp tục được bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ, đối với các trường hợp chức vụ lãnh đạo khi luân chuyển công tác được quy định như thế nào? Và Bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi luân chuyển công tác ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý: Quyết định Số 98-QĐ/TW về Luân chuyển cán bộ
Luật sư
1. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển
Tại quyết định Số 98-QĐ/TW về Luân chuyển cán bộ Điều 4. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển quy định:
1.1 Phạm vi luân chuyển công tác
Luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
1.2 Đối tượng luân chuyển công tác
– Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
– Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể:
+ Bí thư tỉnh uỷ, huyện uỷ và tương đương.
+ Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện.
– Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
3.3 Chức danh bố trí luân chuyển công tác
– Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng.
– Đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó.
– Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định luân chuyển cán bộ
Tại Điều 6. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định Số 98-QĐ/TW về Luân chuyển cán bộ quy định
1- Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
2- Trách nhiệm
– Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ: Lãnh đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển cán bộ.
– Cơ quan nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển…
– Cơ quan nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển…
– Cán bộ luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan nơi đi, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ…
– Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cấp uỷ, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết,… về công tác luân chuyển cán bộ.
– Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyển,
Theo đó, Luân chuyển cán bộ là hoạt động phổ biến, là một khâu trong công tác cán bộ của các cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền, đoàn thể… trong hệ thống chính trị Việt Nam nhằm chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo những trình tự có tính lặp lại nhằm đạt tới những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ
Thẩm quyền được luân chuyển cán bộ được quy định theo như trên và những trường hợp sử dụng sai thẩm quyền để điều động hay luân chuyển công tác các cán bộ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, mục đích của việc luân chuyển này là để Bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho đất nước, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị và cán bộ cấp chiến lược theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi luân chuyển công tác
Tóm tắt câu hỏi:
Công chức được luân chuyển đến nơi công tác khác có phụ cấp chức vụ thấp hơn thì giải quyết thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 39 Nghị định
Theo đó, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 6 tháng.
Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
Như vậy, tùy thuộc vào việc công chức đó giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hay không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm mà được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 6 tháng hoặc được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
4. Kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển theo quy định của pháp luật
4.1. Kế hoạch luân chuyển cán bộ
Kế hoạch luân chuyển theo quy định của pháp luật: Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ và Căn cứ quy hoạch cán bộ, Căn cứ vào nhu cầu công tác và năng lực, và các sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản như Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện và các dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển…
4.2 Quy trình Luân Chuyển cán bộ
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ
Bước 3: Tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Bước 4: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển.
Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Bước 5: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
4.3 Hồ sơ cán bộ luân chuyển
– Hồ sơ cán bộ luân chuyển tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định hiện hành
Thời gian luân chuyển: Ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Theo đó Hồ sơ cán bộ luân chuyển tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định hiện hành và khi Luân chuyển các cán bộ phải thực hiện đầy dủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đề ra. Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi tư vấn về vấn đề Bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi luân chuyển công tác và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.