Phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ do cơ quan quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, những giấy tờ này là cơ sở để xác định được tình trạng án tích của một cá nhân, giúp đánh giá được nhân thân của cá nhân đó.
Mục lục bài viết
1. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là gì?
Khái niệm
Lý lịch tư pháp là giấy tờ do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, dùng để chứng minh cá nhân có hoặc không có án tích, bị cấm hay không cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị toàn án tuyên bố phá sản.
Luật lý lịch tư pháp năm 2009 Việt Nam có quy định về 2 loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Tuy nhiên, để hiểu rõ về mục đích cũng như thủ tục cấp 2 loại lý lịch tư pháp này.
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
–
Như vậy, phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được cấp trong các trường hợp xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty… nhằm biết được nội dung lý lịch tư pháp của mình và cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Những đối tượng nào được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:
+ Người có quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc tạm trú trong nước;
+ Người có quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
2. Nội dung của phiếu lý lịch tư pháp số 1:
1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Tình trạng án tích:
a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong tiếng anh là Judicial record number 1
– Định nghĩa phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong tiếng anh được hiểu là:
Judicial record card means a vote issued by the agency managing the judicial record database to prove whether or not an individual has a criminal record, is banned or not banned from holding positions or established. and management of enterprises and cooperatives in case the enterprise or cooperative is declared bankrupt by the Court.
– Những thuật ngữ tiếng anh tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:
- Criminal record verification: xác minh thông tin phạm tội
- Record check blitz: Kiểm tra thông tin phạm tội
- Criminal records: thông tin phạm tội
- Criminal record check: phiếu lý lịch tư pháp
- Criminal record information: thông tin phạm tôi
- Criminal record details: chi tiết/thông tin phạm tội
- Response for Criminal Record Check: Phúc đáp cấp phiếu lý lịch tư pháp
- Arrest record: thông tin giam giữ (phạm tội)
- Criminal check type 1: phiếu lý lịch tư pháp số 1
- Criminal records: thông tin phạm tội
- Access to record history: Truy xuất vào thông tin phạm tội
- Record check certification: phiếu lý lịch tư pháp
- Record check: phiếu lý lịch tư pháp
- Criminal record report: phiếu lý lịch tư pháp
- Criminal record certificate: Phiếu lý lịch tư pháp
- Criminal records: Phiếu lý lịch tư pháp
- Police check: Kiểm tra thông tin phạm tội từ cảnh sát
- Criminal background check: Phiếu lý lịch tư pháp
3. Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp số 1 là bao lâu?
3.1. Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp số 1:
Hiện nay,
Theo điểm d khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi năm 2014 quy định: “Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ”.
Tại Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định:
(1) Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
(2) Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi;
(3) Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Đối với lĩnh vực công chứng và luật sư cũng quy định trong hồ sơ khi dề nghị bổ nhiệm công chứng viên (khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng năm 2014) hoặc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (khoản 8 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012) phải có Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, cả hai văn bản Luật nêu trên không quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp (Phiếu lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào, trước khi nộp hồ sơ).
Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, quy định về thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp nhưng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.
Qua sự phân tích nêu trên cho thấy, các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta không quy định cụ thể, thống nhất về thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp; thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự. Từ đó, tình hình yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, cá nhân ngày càng tăng, gây áp lực rất lớn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc tra cứu, xác minh cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
3.2. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp
a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu;
b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu,
2. Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp phiếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền.
Các thông tin thể hiện trong
– Họ tên
– Giới tính
– Ngày tháng năm sinh
– Nơi sinh
– Quốc tịch
– Nơi thường trú
– Nơi tạm trú
– Số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ ngày cấp/ nơi cấp
– Tình trạng án tích (bảng ghi rõ bản án, thời gian, tội danh, hình phạt, hình phạt bổ sung…)
– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (số quyết định, thời gian, chức vụ bị cấp đảm nhiệm, thời hạn…)
– Tổng số trang phiếu lý lịch tư pháp số 1
– Phần cuối là chữ ký, họ tên người lập phiếu và chữ ký, họ tên của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp cùng con dấu.
Trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ thì cần thêm những giấy tờ sau:
– Bản chính giấy ủy quyền do văn phòng công chứng tư nhân cấp (cha, mẹ nộp hồ sơ hoặc là vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần giấy ủy quyền).
– Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.
Nơi nộp hồ sơ xin phiếu lý lịch số 1:
Nếu đang ở tại Việt Nam thì nộp hồ sơ ở Sở Tư pháp nơi đang cư trú.
Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 mất bao lâu?
Thông thường không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, thì thời hạn không quá 20 ngày. Đối với người nước ngoài sẽ trễ hơn thời gian quy định nhưng không quá 15 ngày.
Lệ phí xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 là bao nhiêu?
– Chi phí 1 phiếu lý lịch tư pháp hiện nay là: 200.000 đồng/ phiếu
– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/1 lần/người.
– Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp hơn 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.
– Miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. (Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.)