Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thái Bình, nhưng do công việc làm ăn nên đã hai năm nay tôi đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Nay tôi có nhu cầu xin cấp
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 13/2011/TT-BTP.
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, khái niệm lý lịch tư pháp
– Lý lịch tư pháp: được quy định tại khoản 1 Điều 2
– Phiếu lý lịch tư pháp được quy định là phiếu giá trị chứng minh cho việc một cá nhân có án tích hay không; có bị cấm hay không việc đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp khi hợp tác xã, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản do cơ quan quản lý về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp.
– Tạm trú: Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 nơi tạm trú là nơi mà công dân hiện đang sinh sống nằm ngoài nơi đăng ký thường trú và đã thực hiện việc đăng ký tạm trú.
Thứ hai, phân loại Phiếu lý lịch tư pháp
Phiếu lý lịch tư pháp gồm có hai loại, cụ thể như sau:
–
–
Thứ ba, nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm các nội dung như sau:
– Về thông tin cá nhân của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp, bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân; nơi sinh; nơi cư trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Về tình trạng án tích:
+ Ghi “không có án tích” khi: một người đã được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp; người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp hoặc cho người không bị kết án. Riêng đối với người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì sẽ ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”.
+ Ghi “có án tích” khi: người bị kết án nhưng chưa đủ điều kiện được xóa án tích. Đồng thời ghi rõ các nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung của người này vào các ô, cột trong Phiếu lý lịch tư pháp.
– Về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp:
+ Ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”: khi người đó không bị cấm thành lập, quản lý, đảm nhiệm chức vụ trong doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
+ Ghi rõ chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp khi: theo quyết định tuyên bố phá sản những người này bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp.
+ Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khi làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không có yêu cầu xác nhận nội dung về việc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì sẽ không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 mục “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Thứ tư, nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2
– Về thông tin cá nhân của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: thể hiện đầy đủ các thông tin bao gồm họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; quốc tịch; nơi sinh; nơi cư trú hiện nay; họ và tên cha, mẹ, vợ/chồng.
– Về tình trạng án tích:
+ Ghi là “không có án tích” đối với: người không bị kết án;
+ Ghi đầy đủ những án tích đã được xoá; thời điểm xoá án tích; những án tích chưa được xóa; số bản án; ngày, tháng, năm tuyên án; Toà án đã tuyên; tên tội danh; điều khoản luật áp dụng; các hình phạt chính và hình phạt bổ sung (nếu có); nghĩa vụ dân sự (nếu có) trong bản án hình sự; về án phí và về tình trạng thi hành án đối với người đã bị kết án.
Nếu một người bị kết án bằng nhiều bản án khác nhau thì thông tin về vấn đề án tích sẽ được ghi theo thứ tự thời gian của các bản án.
– Về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, ghi thời hạn không được quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp khi cá nhân bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp theo quyết định tuyên bố phá sản.
+ Ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” khi người đó không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quản lý, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp theo quyết định tuyên bố phá sản.
Thứ năm, thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Các cơ quan sau đây sẽ có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp cho các đối tượng sau:
+ Người nước ngoài đã cư trú tại lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Công dân Việt Nam không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
– Sở Tư pháp sẽ cấp cho các đối tượng sau đây:
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
+ Công dân Việt Nam đang tạm trú hoặc thường trú trong nước.
+ Người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam.
– Việc ký Phiếu lý lịch tư pháp sẽ do Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền thực hiện và sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp cấp công dân.
– Đối với một số trường hợp cần thiết thì Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ phải có trách nhiệm tiến hành thủ tục xác minh về điều kiện đương nhiên để được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Luật sư
- Nơi nộp hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì:
– Sở Tư pháp:
+ Sở Tư pháp nơi thường trú sẽ có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Công dân Việt Nam.
+ Sở Tư pháp nơi tạm trú chỉ được cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Công dân Việt Nam trong trường hợp người đó không có nơi thường trú.
+ Sở Tư pháp nơi cư trú (bao gồm nơi đăng ký thường trú và tạm trú) trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam sẽ có thẩm quyền trong trường hợp công dân Việt Nam hiện đang cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài hiện đang cư trú tại Việt Nam; Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia:
+ Trường hợp người nước ngoài đã rời khỏi Việt Nam thì sẽ do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã nhưng không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Căn cứ các quy định nêu trên, mặc dù bạn hiện đang tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bạn có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thái Bình, do vậy, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình (nơi bạn có đăng ký thường trú) sẽ là cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn.
Thứ sáu, thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
– Bước 1, chuẩn bị hồ sơ:
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+
+ Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản chụp) của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (bản chụp) của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Bước 2, nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định nêu trên.
Việc nộp hồ sơ có thể uỷ quyền cho người khác, tuy nhiên việc uỷ quyền này phải được lập thành văn bản. Nếu người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có mối quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ thì không cần văn bản ủy quyền.
– Bước 3, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định.
- Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
– Bước 1, chuẩn bị hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ. Đối với cá nhân thì hồ sơ tương tự như khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến đến cơ quan có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu phải có đầy đủ thông tin cá nhân về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi cư trú, nơi sinh, số giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, họ và tên cha, mẹ, vợ/chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Bước 2, nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp khẩn cấp có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bằng hình thức qua fax, điện thoại hoặc bằng các hình thức khác và đồng thời phải có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Đối với trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được thực hiện việc ủy quyền cho người khác mà phải tự bản thân mình đi làm thủ tục.
– Bước 3, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định.