Phí chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Cơ quan nào có thẩm quyền chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Thủ tục chứng thực quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mục đích của chứng thực và thẩm quyền chứng thực:
- 2 2. Phí chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- 3 3. Cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực hợp đồng chuyển nhượng?
- 4 4. Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- 5 5. Mẫu phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng:
1. Mục đích của chứng thực và thẩm quyền chứng thực:
Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân,…Hoạt động chứng thực không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức có thật
Thông thường chứng thực thường được sử dụng với những mục đích sau:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính
+ Cấp bản sao từ sổ gốc: là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ
+ Chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực
+ Chứng thực hợp đồng giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch, năng lực hành vi dân sự giữa các bên, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch . Ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,..
Vậy ai là người có thẩm quyền chứng thực?
Tại Khoản 9 Điều 2
2. Phí chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Căn cứ tại Điều 4
Stt | Nội dung thu | Mức thu |
1 | Phí chứng thực bản sao từ bản chính | 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính |
2 | Phí chứng thực chữ ký | 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
3 | Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: | |
a | Chứng thực hợp đồng, giao dịch | 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
b | Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
c | Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực | 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
3. Cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực hợp đồng chuyển nhượng?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
+ Thực hiện chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản (không phải bất động sản)
+ Chứng thực
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp sẽ là người thực hiện chứng thực và ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm:
+ Khác với thẩm quyền của phòng Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp xã chỉ được chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
+ Chứng thực di chúc;
+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản là động sản, quyền sử dụng đất
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, ta có thể thấy việc phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền như nhau trong việc chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản, không phụ thuộc vào giá trị của tài sản. Còn việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Nhân dân cấp xã theo quy định của Luật nhà ở.
4. Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Phiếu yêu cấu chứng thực
+ Dự thảo hợp đồng (nếu có);
+ Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có
+ Giấy ủy quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
– Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ thì tại thời điểm chứng thực các bên tham gia sẽ ký hợp đồng chứng thực
– Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chứng thực rằng chủ thể của hợp đồng hoàn toàn minh mẫn và đầy đủ nhận thức, có thể làm chủ được hành vi của mình khi thực hiện chứng thực
+ Nếu người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ
+ Nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký được, không điểm chỉ được thì phải có ít nhất 02 người làm chứng. Người làm chứng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhận thức và làm chủ được hành vi và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng giao dịch
– Người thực hiện chứng thực sẽ ghi lời chứng tương ứng với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mẫu quy định, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện và phải ghi vào sổ chứng thực
– Đối với hợp đồng, giao dịch từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch
– Nếu giao dịch có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai
– Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ thông tin, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
Sau khi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên yêu cầu chứng thực sẽ cầm văn bản chứng thực đi làm các thủ tục sang tên, đổi chủ tại văn phòng đăng ký đất đai
5. Mẫu phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU YÊU CẦU CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, VĂN BẢN
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn …………….
Họ và tên người nộp phiếu:……..…
Địa chỉ liên hệ: ………….
Số điện thoại: …………
Email: …………..
Yêu cầu chứng thực về: …………
Các giấy tờ nộp kèm theo Phiếu này gồm có:
1.…………
2……………
3.…………
4……………
5…………….
6……………
Thời gian nhận phiếu ……… giờ, ngày……./……./………
NGƯỜI NHẬN PHIẾU NGƯỜI NỘP PHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch