Khi người lao động nghỉ việc, tuỳ từng trường hợp, người lao động sẽ được hưởng những khoản trợ cấp thích hợp. Hiện nay, pháp luật đặt ra các khoản trợ cấp như: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc. Tuy nhiên, hiện nay người lao động chưa thể phân biệt được cụ thể 03 khoản trợ cấp trên. Do đó, bài viết sau sẽ phân biệt trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc.
Mục lục bài viết
1. Khi nào thì người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc?
Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp là những khoản trợ cấp được đặt ra để hỗ trợ người lao động khi họ nghỉ việc do chấm dứt
Theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành, tại Điều 34
– Hết hạn hợp đồng lao động mà các bên đã kí kết thoả thuận;
– Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Hai bên có thỏa thuận khác về việc chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất khỏi Việt Nam theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy chế của công ty;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động năm 2019;
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật Lao động năm 2019;
– Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã hết hiệu lực;
– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Khi thuộc một trong các trường hợp trên thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuỳ từng trường hợp cụ thể thì người lao động được nhận một khoản trợ cấp riêng phù hợp với hoàn cảnh nghỉ việc.
2. Phân biệt trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc:
Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc đều là những khoản trợ cấp chi trả cho người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng lao động với bên người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đây là những khoản trợ cấp khác nhau và được phân biệt dựa trên các tiêu chí sau:
2.1. Điều kiện hưởng trợ cấp:
– Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả cho người lao động sau khi người lao động có
– Trợ cấp thôi việc là khoản tiền trợ cấp do công ty/ doanh nghiệp (người sử dụng lao động) chi trả cho người lao động khi hai bên chấm dứt hợp đồng lao động với nhau một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:
+ Hai bên chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn hợp đồng lao động hoặc hai bên có thoả thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Người lao động đã hoàn thành công việc, bị kết án hoặc bị cấm làm một số công việc nhất định theo quyết định/ bản án của Toà án hoặc người lao động bị chết, bị Toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích;
+ Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. mất tích hoặc chết; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trợ cấp mất việc là khoản tiền trợ cấp do công ty/ doanh nghiệp (người sử dụng lao động) chi trả cho người lao động khi người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp doanh nghiệp/ công ty có thay đổi cơ cấu, công nghệ kinh doanh, sản xuất hoặc vì lý do kinh tế.
Ngoài các điều kiện trên thì người lao động phải đảm bảo điều kiện chung để được hưởng các khoản trợ cấp trên là làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
2.2. Đơn vị chi trả trợ cấp cho người lao động:
– Trợ cấp thất nghiệp: do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động khi người lao động làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động không làm ở công ty/ doanh nghiệp khác;
– Trợ cấp thôi việc: do phía người sử dụng lao động chi trả cho người lao động;
– Trợ cấp mất việc: do phía người sử dụng lao động chi trả cho người lao động.
2.3. Thời gian làm việc tính để tính trợ cấp:
Đối với trợ cấp thất nghiệp thì thời gian sẽ tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, người lao động cứ đóng đủ 12 – 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đấy, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì người lao động được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng;
Đối với trợ cấp thôi việc thì thời gian để tính trợ cấp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể thời gian đó được xác định là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
Đối với trợ cấp mất việc thì thời gian được xác định để tính trợ cấp mất việc cho người lao động được xác định tương tự như thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc và cụ thể được quy định tại khoản 2 điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
2.4. Tiền lương được tính để hưởng trợ cấp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 thì tiền lương được tính để xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Lưu ý, đối với người lao động làm việc và hưởng lương theo Nhà nước quy định thì tiền lương để tính bảo hiểm thất nghiệp không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo chế độ tiền lương thực hiện theo quyết định của người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
2.5. Mức hưởng trợ cấp:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
– Mức hưởng trợ cấp thôi việc được xác định: mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động năm 2019.
– Mức hưởng trợ cấp mất việc được xác định: cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Việc làm năm 2013.