Thư tín dụng LC là gì? Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phân biệt giữa thư tín dụng LC với bảo lãnh ngân hàng?
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) và bảo lãnh ngân hàng đều là những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt hai thuận ngữ này. Vì lý do tại bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan về thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng để từ đó giúp phân biệt hai thuật ngữ thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thư tín dụng LC là gì?
Trong tiếng anh Thư tín dụng được gọi là Letter of Credit – L/C. Về cơ bản, tín dụng chứng từ được thực hiện dựa trên sự can thiệp của ngân hàng vào một giao dịch thương mại theo yêu cầu của một bên tham gia giao dịch, cho phép thanh toán cho người bán trên cơ sở xuất trình chứng từ viết.
Có nhiều cách để định nghĩa về thư chứng từ, những định nghĩa được thừa nhận rộng rãi và sử dụng thông dụng nhất ta có:
Theo quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 03 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì: “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó, ngân hàng thực hiện yêu cầu của người thực hiện thanh toán (người xin mở thư tín dụng). Để:
– Trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lời của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tiến dụng; hoặc
– Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng.
Hiểu theo một cách dễ dàng hơn thì Thư tín dụng ( Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
Như vậy về phạm vi thư tín dụng dùng để thanh toán giữa người mua và người bán cả trong quan hệ thương mại trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên , trong thực tế tại Việt Nam thường được sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế.
2. Các loại thư tín dụng LC:
Có nhiều cách phân loại thư tín dụng, tùy thuộc vào mối quan hệ, mức độ tín nhiệm giữa hai bên. Dưới đây là một số loại thư tín dụng được sử dụng rộng rãi theo các tiêu chí khác nhau:
Thứ nhất, phân loại theo hiệu lực cam kết của Ngân hàng ta có:
– Thư tín dụng không thể hủy ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở Ngân hàng phát hành không có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ trường hợp được các bên liên quan đồng ý.
– Thứ tín dụng hủy ngang: Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.
Thứ hai, Phân loại theo thời hạn thực hiện ta có:
– Thư tín dụng thanh toán ngay: Thư tín dụng trường hợp đơn giản nhất là thanh toán ngay. Việc thanh toán cho người thụ hưởng được Ngân hàng thực hiện ngay trên cơ sở chứng từ được xuất trình và đã được kiểm tra.
– Thư tín dụng thanh toán có thời hạn: Là loại thư tín dụng Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng khi hết một thời hạn nhất định, thường là sau ngày vận chuyển.
Thứ ba, Ngoài ra còn nhiều loại thư tín dụng khác theo các tiêu chí khác nhau như: Phân loại theo cách thức đặc biệt ta có thư tín dụng có thể chuyển nhượng, thư tín dụng không thể chuyển nhượng, thư tín dụng tuần hoàn, thư tín dụng thanh toán dần, thư tín dụng có điều khoản đỏ,…
3. Nội dung chính của L/C:
Nội dung cơ bản của thư tín dụng bao gồm:
– Tên ngân hàng
– Hình thức tín dụng chứng từ, tức L/C;
– Ngày phát hành hay ngày mở;
– Ngày và nơi hết hiệu lực;
– Người mở L/C tức người xuất khẩu;
– Người thụ hưởng, tức người xuất khẩu, người bán;
– Số tiền L/C: bằng số và chữ giống nhau, loại ngoại tệ được thanh toán;
– Giao hàng từng phần: được phép hay không được phép;
– Chuyển tải được phép hay không được phép;
– Ngày gửi hàng chậm nhất;
– Mô tả hàng hóa;
– Thời hạn xuất trình chứng từ;
– Những nội dung khác.
4. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam xuất hiện tại các NHTM vào năm 1944 và nhanh chóng khẳng định vị trí của mình đông đổi mới theo hướng hiện đại.
Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ pháp lý và kinh tế có nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu xét theo góc độ pháp lý, khái niệm bảo lãnh ở các nước đang áp dụng đều giống nhau.
Về cơ bản thì bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng này phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
4.1. Thư bảo lãnh ngân hàng:
Thư bảo lãnh ngân hàng là chỉ cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn, khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (bên bán hàng).
4.2. Các loại bảo lãnh ngân hàng:
Dưới mỗi góc nhìn khác nhau, sẽ có cách phân loại bảo lãnh ngân hàng khác nhau. Chúng ta có thể sắp xếp theo: Theo hình thức, theo phương thức phát hành, theo mục đích sử dụng, theo,… Cụ thể như sau:
– Phân loại theo hình thức sử dụng: bao gồm 2 hình thức là: bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.
– Phân loại theo phương thức phát hành: gồm các hình thức: bảo lãnh trực tiếp, Bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnh được xác nhận và đồng bảo lãnh.
– Phân loại theo mục đích sử dụng: gồm nhiều loại bảo lãnh như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.
– Phân loại theo đối tượng: gồm Bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước.
– Các loại bảo lãnh khác: bao gồm các loại thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
5. Phân biệt thư tín dụng LC với bảo lãnh ngân hàng:
Để nhằm phân biết giữa thư tín dụng với bảo lãnh ngân hàng chúng ta sẽ dựa trên một số cơ soe như về ý nghĩa, chủ thể chịu trách nhiệm chính, các bên liên quan cung như mức độ rủi ro của hai hoạt động này:
Thư tín dụng là một cam kết của ngân hàng người mua với ngân hàng của người bán rằng họ sẽ chấp nhận các hóa đơn do người bán xuất trình và thanh toán, theo các điều kiện nhất định. Một bảo lãnh do ngân hàng cung cấp cho người thụ hưởng thay mặt cho người nộp đơn, để thực hiện thanh toán, nếu người nộp đơn mặc định trong thanh toán, được gọi là Bảo lãnh Ngân hàng.
Trong một thư tín dụng, trách nhiệm chính chỉ thuộc về ngân hàng, thu tiền thanh toán từ khách hàng sau đó. Đối với bảo lãnh ngân hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm, khi khách hàng không thanh toán.
Khi gặp rủi ro, thư tín dụng có nhiều rủi ro hơn đối với ngân hàng nhưng ít hơn đối với thương gia. Trái ngược với bảo lãnh ngân hàng có nhiều rủi ro hơn cho thương gia nhưng ít hơn cho ngân hàng.
Có năm hoặc nhiều bên tham gia vào một thư giao dịch tín dụng, như người nộp đơn, người thụ hưởng, ngân hàng phát hành, ngân hàng tư vấn, ngân hàng đàm phán và ngân hàng xác nhận (có thể có hoặc không). Trái ngược, chỉ có ba bên tham gia bảo lãnh ngân hàng, tức là người nộp đơn, người thụ hưởng và nhân viên ngân hàng.
Trong một thư tín dụng, khoản thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng, khi đến hạn, do đó, nó không chờ mặc định của người nộp đơn và người thụ hưởng để thực hiện cam kết. Ngược lại, bảo lãnh ngân hàng có hiệu lực, khi người nộp đơn mặc định thanh toán cho người thụ hưởng.
Thư tín dụng đảm bảo rằng số tiền sẽ được thanh toán miễn là các dịch vụ được thực hiện theo cách thức xác định. Không giống như, bảo lãnh ngân hàng giảm thiểu tổn thất, nếu các bên tham gia bảo lãnh, không thỏa mãn các điều kiện quy định. Một thư tín dụng phù hợp cho kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngược lại, một bảo lãnh ngân hàng phù hợp với hợp đồng của chính phủ.