Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật

Phân loại các loại bảo lãnh ngân hàng? Quy trình bảo lãnh ngân hàng mới nhất?

  • 24/08/202224/08/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    24/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phân loại bảo lãnh ngân hàng? Quy trình bảo lãnh ngân hàng?

      Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ rằng bảo lãnh ngân hàng là một công cụ thanh toán. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm bởi bảo lãnh là cách thức bảo đảm của tổ chức tín dụng với người được yêu cầu bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán.

      Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
      • 2 2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng:
      • 3 3. Quy trình bảo lãnh ngân hàng:

      1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

      Bảo lãnh ngân hàng là cách thức mà tổ chức tín dụng, cụ thể là các tổ chức được quy định Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh (không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) khi các tổ chức này cam kết với bên nhân bảo lãnh.

      Sau khi tổ chức tín dụng thực hiện thanh toán các khoản tài chính này, Bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo lãnh các khoản nợ trên.

      Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng về việc đảm bảo trách nhiệm của người đi vay. Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nó trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

      Trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm 3 bên:

      • Bên bảo lãnh: Ngân hàng
      • Bên được bảo lãnh: Khách hàng đi vay
      • Bên nhận bảo lãnh: là bên sẽ được Ngân hàng hoàn trả tiền trong trường hợp bên được bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ

      Dịch vụ này thường áp dụng cho các mục đích mua hàng hóa, thiết bị hoặc rút tiền vay để mở rộng kinh doanh của khách hàng hoặc trong các hợp đồng đấu thầu…. Dịch vụ được cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng.

      Bảo lãnh ngân hàng – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Bank guarantee.

      Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng trong tiếng Anh như sau:

      The Law on Credit Institutions 2010 stipulates: “Bank guarantee is a form of credit extension whereby a credit institution commits to the obligee that the credit institution will perform its financial obligations instead to customers when customers fail to perform or inadequately perform their committed obligations; customers must accept debts and repay them to credit institutions as agreed. “

      Phạm vi bảo lãnh

      Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.

      Điều kiện đối với khách hàng

      Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

      – Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật.

      – Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.

      – Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

      2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng:

      *) Bảo lãnh ngân hàng phân theo mục đích

      Ở loại hình bảo lãnh này có 5 loại hình cơ bản cụ thể như sau:

      Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

      Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất hiện nay có ưu điểm đó là khả năng thực hiện độc lập bảo lãnh trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Loại hình này được tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết.

      Bảo lãnh dự thầu

      Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong trường hợp khách hàng vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

      Bảo lãnh thanh toán

      Ứng dụng: Trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm.

      Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết.

      Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

      Ứng dụng: Trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị.

      Trách nhiệm: Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.

      Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ khi: Khách hàng bị phạt theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh.

      Bảo lãnh hoàn lại thanh toán

      Ứng dụng: Cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh.

      Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chức năng của mình.

      *) Bảo lãnh ngân hàng theo hình thức phát hành

      Bảo lãnh trực tiếp

      Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần qua ngân hàng trung gian. Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng được phép truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh

      Bảo lãnh gián tiếp

      Đây là loại hình người được bảo lãnh có quyền hạn yêu cầu ngân hàng chỉ thị đề nghị ngân hàng phát hành đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng thông qua một cam kết đối ứng do chính ngân hàng đưa ra. Sau đó, ngân hàng chỉ thị truy đổi từ người được bảo lãnh.

      Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh.

      Ứng dụng: Trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng.

      *) Bảo lãnh ngân hàng phân loại theo đối tượng

      Bảo lãnh trong nước

      Ứng dụng: Đối tượng tham dự bảo lãnh trong cùng một quốc gia.

      Các hình thức áp dụng cho loại bảo lãnh này là: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.

      Bảo lãnh ngoài nước

      Ứng dụng: Một trong hai bên tham dự bảo lãnh khác quốc gia. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảo lãnh sau:

      • Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm.
      • Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài.
      • Phát hành thư bảo lãnh.
      • Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.

      Ngoài những hình thức phân loại bảo lãnh ngân hàng quen thuộc như trên thì còn một số yếu tố khác quyết định đến loại hình bảo lãnh như: Hình thức sử dụng được chia ra thành bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.

      3. Quy trình bảo lãnh ngân hàng:

      Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng

      Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng. Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

      • Giấy đề nghị bảo lãnh
      • Hồ sơ pháp lý
      • Hồ sơ mục đích
      • Hồ sơ tài chính kinh doanh
      • Hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB)

      Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như:

      • Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh
      • Năng lực pháp lý của khách hàng
      • Hình thức bảo đảm cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh

      Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.

      Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về số tiền và thời hạn bảo lãnh, các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác, các hình thức bảo lãnh cũng như: Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSĐB.

      Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

      Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, nó nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, nó còn quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ.

      => Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được bảo lãnh). Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (bên nhận bảo lãnh)

      Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu nghĩa vụ xảy ra.

      Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

      Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSĐB, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

      Đặc điểm của dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng

      Đây thực chất là một hình thức giao dịch thương mại mang tính đặc thù. Hoạt động này do một chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng thực hiện, tổ chức này không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có nghĩa vụ như một nhà kinh doanh ngân hàng.

      Việc giao dịch có mục đích tạo lập 2 hợp đồng gồm có hợp đồng dịch vụ và hợp đồng bảo lãnh. Hai hợp đồng có mối quan hệ nhân quả nhưng lại độc lập về phương diện chủ thể cũng như quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.

      Hay nói cách khác thì đây là hình thức giao dịch kép chứ không phải là hình thức giao dịch 2 bên hay 3 bên. Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên các chứng từ, văn bản pháp lý rõ ràng.

      Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng) thực hiện.

      Kết luận: Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ quan trọng đối với cả ngân hàng, doanh nghiệp và đối với nền kinh tế. Nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trư­ờng mà còn góp phần tăng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Bảo lãnh ngân hàng

        Trình báo


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Rủi ro khi cho người khác mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng

        Cho người khác mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng thông thường sẽ xảy ra giữa những người thân thiết với nhau. Vậy rủi ro khi cho người khác mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn trình báo mất tài sản gửi Công an mới nhất 2023

        Hiện nay các vụ bị mất tài sản do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan xuất hiện khá nhiều, nhất là đối với các loại tài sản có giá trị. Khi mất tài sản chúng ta thường nghĩ ngay tới việc trình báo với cơ quan công an để được giải quyết. Việc đầu tiên chúng ta nên làm là viết đơn trình báo mất tài sản gửi Công an.

        ảnh chủ đề

        Phân biệt giữa thư tín dụng LC và bảo lãnh ngân hàng

        Thư tín dụng LC là gì? Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phân biệt giữa thư tín dụng LC với bảo lãnh ngân hàng?

        ảnh chủ đề

        Quy trình bảo lãnh ngân hàng là gì? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng?

        Quy trình bảo lãnh ngân hàng là gì? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng? Bảo lãnh ngân hàng hoạt động như thế nào và ai sử dụng chúng?

        ảnh chủ đề

        Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy định về bảo lãnh ngân hàng?

        Bảo lãnh ngân hàng là gì? Các chủ thể tham gia bảo lãnh ngân hàng? Xác lập quan hệ bảo lãnh ngân hàng? Phạm vi bảo lãnh? Các quy định về bảo lãnh ngân hàng?

        ảnh chủ đề

        Trình báo cáo thường niên hằng năm của công ty cổ phần

        Trình báo cáo thường niên hằng năm của công ty cổ phần là gì? Quy định của pháp luật về trình báo cáo thường niên hằng năm của công ty cổ phần?

        ảnh chủ đề

        Giải pháp hữu ích là gì? Quy trình bảo hộ sáng chế hữu ích?

        Giải pháp hữu ích là gì? Quy trình bảo hộ sáng chế hữu ích? Sáng chế có khác gì với giải pháp hữu ích không?

        ảnh chủ đề

        Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án

        Khi hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án thì các chủ thể cần đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định. Vậy Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước (X06) chi tiết nhất

        Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước là gì? Mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước năm 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy trình báo mất thẻ ABTC ở trong nước? Một số quy định về thẻ ABTC ở trong nước?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|109024|
        "