Hợp đồng vay tiền hay hợp đồng tín dụng mục đích chính việc lý kết hợp đồng đó là giải quyết vấn đề tài chính cho bên vay và cũng ràng buộc nghĩa vụ của bên này với khoản vay. Bài viết dưới đây phân tích về sự khác biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng cần căn cứ vào nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng:
Hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tín dụng là một trong hai loại hợp đồng được diễn ra phổ biến khi cá nhân có nhu cầu vay tiền để phục vụ cho đời sống cá nhân. Hiện nay, hai loại hợp đồng này có tính chất tương đối giống nhau, đều là hình thức hợp đồng cho vay đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền. Tuy nhiên, đây là hai loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau và có thể phân biệt thông qua một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Hợp đồng vay tài sản | Hợp đồng tín dụng |
Khái niệm
| Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thống nhất, thỏa thuận giữa các bên với nhau, các bên có quyền và nghĩa vụ ràng buộc khi ký kết hợp đồng này. Theo đó, bên cho vay sẽ tiến hành giao tài sản cho bên vay và khi đến hạn phải tiến hành trả thì bên vay sẽ phải trả lại cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và trong trường hợp ký kết hợp đồng này vẫn có thể tiến hành trả lại nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Hợp đồng vay tài sản nằm trong sự điều chỉnh Bộ luật Dân sự năm 2015.
| Hợp đồng tín dụng được hiểu làm việc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và một cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức với nhau. Khi tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng thì những đối tượng tham gia vào hợp đồng này sẽ có quyền và trách nhiệm, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao và cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng và mục đích xác định để cho vay đã được cung cấp thông tin trước khi ký kết. Việc thực hiện giao kết tín dụng phải được thực hiện trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Hợp đồng tín dụng nằm trong sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 được sửa đổi bổ sung năm 2017.
|
Hình thức | Hợp đồng vay tài sản hiện nay tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là thông qua lời nói giữa các bên hoặc là tiến hành bằng văn bản có tiến hành ký tên hoặc điểm chỉ. Việc vay mượn tài sản giữa các bên với nhau không bắt buộc phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực nó vẫn có giá trị pháp lý. Cần đảm bảo được nội dung và hình thức cơ bản của hợp đồng vay. Đó là thể hiện rõ được nội dung sự thỏa thuận của các bên không được trái với quy định của pháp luật và đi ngược lại đạo đức xã hội | Hình thức bắt buộc bằng văn bản. |
Đối tượng | Việc vay tài sản bắt buộc phải tác động đến đối tượng là tài sản bao gồm vật, tiền và các giấy tờ có giá | Trong hợp đồng tín dụng thì đối tượng thông thường luôn là một số tiền nhất định; |
Chủ thể | Tương tự đối với những hợp đồng được ký kết giữa các bên với nhau trong pháp luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản cũng phải được có sự tham gia từ các tổ chức cá nhân đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự | Hợp đồng tín dụng thì bên cho vay phải là một tổ chức tín dụng được thành lập một cách hợp pháp và bên vay là tổ chức cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Nhân phải đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự có khả năng chịu trách nhiệm về những giao dịch của mình thực hiện và việc sử dụng số tiền này cũng vì mục đích hợp pháp. |
Phân loại | Hợp đồng vay tài sản sẽ được chia thành hai loại khác nhau đó là hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp vay có kỳ hạn | Hợp đồng tín dụng sẽ có ba phân lọai rõ ràng đó là cho vay ngắn hạn cho vay trung hạn và cho vay dài hạn |
Lãi suất | Hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự chính vì vậy lãi suất cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của bộ luật này. Theo pháp luật dân sự thì các bên hoàn toàn có thể tiến lên thỏa thuận với nhau về mức lãi và có thể có lãi hoặc không có lãi cũng đều được chấp thuận Trường hợp các bên thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/ năm
| Khi tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận với nhau về lãi cho vay sẽ căn cứ theo cung cầu vốn thị trường hoặc căn cứ trên nhu cầu vay vốn ở mức độ tín nhiệm của khách hàng; Trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định về lãi suất cho vay tối đa |
Quyền và nghĩa vụ của các bên | Khi tham gia thỏa thuận ký kết hợp đồng với nhau bên cho vay và bên vay sẽ có quyền và nghĩa vụ của ràng buộc và song song bình đẳng với nhau Nghĩa vụ | Với hợp đồng tín dụng thì nghĩa vụ giao tiền của bên cho vay sẽ được thực hiện trước làm cơ sở tiền đề cho việc thực hiện quyền nghĩa vụ của bên ni vai. Hai bên bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ; việc thực hiện trước hay sau do các bên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau; nếu chậm thực hiện nghĩa vụ của một bên không được dùng làm cơ sở để chậm thực hiện nghĩa vụ của mình. |
Tính rủi ro | Hợp đồng vay tài sản đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cho cả hai bên. Rủi ro diễn ra khi bên vay không còn khả năng để chi trả được khoản tiền vay cũng như khoản tiền gốc cho bên cho vay. Nhưng trong trường hợp vay mượn này thì vẫn có ít rủi ro hơn so với hợp đồng tín dụng | Với hợp đồng tín dụng thì chứa rất nhiều những nguy cơ rủi ro lớn về quyền lợi cho bên cho vay. Có thể thấy theo cam kết trong hợp đồng tín dụng bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời gian nhất định đã được ký kết. Bên thỏa thuận với nhau về thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn. Giá trị của với những hợp đồng tín dụng thường lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác |
2. Hợp đồng thỏa thuận về lãi nhưng không ghi nhận rõ về mức lãi suất thì sẽ xử lý thế nào?
Việc trả nợ và trả lãi của bên vay là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện khi tiến hành ký kết hợp đồng vay tài sản hoặc hợp đồng tín chấp. Căn cứ theo quy định khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ trả nợ của bên vay đã được ghi nhận cụ thể như sau:
– Nếu trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc vay trả lãi thì khi đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi như sau:
+ Cá nhân là bên vay sẽ phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa thực hiện chả được; đối với trường hợp chậm chạp thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất đã được quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015;
+ Lãi suất trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trễ, trừ trường hợp các bên có tiến hành thỏa thuận khác;
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì mức lãi suất vay hoàn toàn có thể tiến thành thông qua thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận cũng phải nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự là không được vượt quá 20%/năm của tổng tiền vay, quy định này vẫn có những trường hợp ngoại lệ nếu luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ trên tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định đưa ra điều chỉnh mức lãi suất nói trên, cùng với đó có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về sự đề xuất này. Trường hợp lãi suất có theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực trên thực tế.
– Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không ghi nhận xác định rõ lãi suất sẽ được áp dụng khi có tranh chấp xảy ra về lãi thì sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định tại khoản 1 của Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy trong trường hợp lãi suất trong hợp đồng vay có quy định về trả lãi mà không ghi rõ mức lãi là bao nhiêu phần trăm thì sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định tại khoản 1 của Điều này tại thời điểm trả nợ.
3. Cá nhân vay tiền thông qua hợp đồng vay tiền hoặc hợp đồng tín dụng không trả được tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nhu cầu cá nhân, tổ chức tiến hành vay tiền để thực hiện các hoạt động phục vụ cho đời sống cũng như kinh doanh diễn ra ngày càng phổ biến. Không chi trả được khoản tiền gốc tiền lãi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng cũng có thể diễn ra nếu bên đang gặp phải khó khăn trên thực tế và khả năng xoay nguồn vốn không còn. Đối với trường hợp hợp đồng vay tiền hoặc hợp đồng tín dụng được ký kết một cách hợp pháp và mục đích mà các bên tiến hành ký kết với nhau hợp pháp. Bên vay cung cấp các thông tin chính xác không có những thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc có yếu tố cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp cá nhân là bên vay vì những lý do chính đáng mà việc vay mượn không đạt được nên dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại tài sản thì không thể nào truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội này đối với cá nhân là bên vay. Việc chứng minh cá nhân bên vay đang có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm được tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cả một quá trình dài để cơ quan điều tra tiến hành thực hiện xác minh làm rõ. Trong trường hợp nếu có đầy đủ các yếu tố để cấu thành một trong hai tội nêu trên thì cá nhân hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội này. Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174; còn Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 của Bộ Luật Hình sự 2015.
Mặc dù về tính chất hành vi của hai tội này có sự khác nhau tuy nhiên mục đích chính có nhận thể nhận thấy là cá nhân với mục đích chiếm đoạt tài sản trái ra quyết định pháp luật, có sự lừa dối, cung cấp các thông tin sai sự thật, để lấy lòng tin của người cho vay hoặc tổ chức cho vay. Với quy định nêu trên đối với những hợp đồng vay tiền, hợp đồng tín dụng thông thường thì các bên sẽ chỉ giải quyết thông qua về vấn đề dân sự. Trường hợp nếu có yếu tố về hình sự như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định mà Bộ luật Hình sự đã ghi nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Các tổ chức tính dụng năm 2010, sửa đổi 2017.