Quy định về đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản? Phân biệt giữa đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản?
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển hơn thì kéo theo đó là các hoạt động và nhu cầu của các chủ thể về việc mua bán hàng hóa cũng như cung ứng dịch vụ diễn ra hết sức phổ biến. Do đó, ngoài việc các chủ thể thực hiện việc mua bán thông thường thì còn có các hoạt động đấu giá được pháp luật quy định rất cụ thể. Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đấu giá trong dân sự và đấu giá trong quy định của pháp luật thương mại. Tuy nhiên, cùng là đấu giá cho nên ít ai có thể phân biệt được giữ đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc hiểu hơn về sự khác nhau giữ đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 185
Một là đấu giá hàng hóa thương mại được biết đến là một hoạt động bán hàng đặc biệt được quy định trong pháp luật Thương mại. Do đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá hàng hóa thương mại thực hiện việc bán hàng hóa của mình công khai tại một địa điểm nhất định. Đông thời, người bán hàng thực hiện việc đấu giá thì trong thời gian đã thông báo trước để người muốn mua đến trả giá.
Hai là, đấu giá hàng hóa thương mại có đối tượng bán đấu giá được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế thì các chủ thể như người bán hàng chỉ tổ chức đấu giá hàng hóa thương mại có đặc thù về tính chất cũng như giá trị sử dụng thật sự nổi bật. Bên cạnh đó, hàng hóa thương mại được người bán mang ra đấu giá là những loại hàng hóa khó xác định giá trị thực, người mua có thể trả giá cao hơn hay thấp hơn giá khởi điểm tùy thuộc vào phương thức đấu giá trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.
Ba là, hình thức của quan hệ đấu giá có thể tồn tại dưới dạng: Hợp đồng dịch vụ đấu giá và văn bản đấu giá hàng hóa
Bên cạnh đó thì pháp luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về khái niệm đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện. Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc thông qua người bán đấu giá. Đấu giá tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam, được cụ thể hoá trong Quy chế bán đấu giá tài sản.
2. Phân biệt giữa đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản
Trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển thì đấu giá đã không còn là sự xa lạ đối với những người quan tấm đến việc đấu giá. Mà theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đấu giá không chỉ được quy định bởi pháp luật dân sự mà còn được quy định trong thương mại. Do đó, đấu giá được phân chia ra là đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa thương mại, đối với hai loại đấu giá này được pháp luật quy định có nhiều điểm khác nhau. Sự khác nhau giữ đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa thương mại được thể hiện bằng các nội dung, cụ thể:
Thứ nhất, về khái niệm đấu giá:
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại năm 2005: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.”
Đấu giá tài sản trong dân sự: Điều 451
– Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Thứ hai, về tài sản đấu giá:
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: Hàng hóa bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Đấu giá tài sản trong dân sự: Tài sản trong bán đấu giá tài sản là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật như tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tích thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
– Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;
– Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
– Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;
– Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về tổ chức đấu giá
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: thì người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá. Pháp luật thương mại quy định chủ sở hữu hàng hóa có thể tự đứng ra tổ chức đấu giá hàng hóa.
Đấu giá tài sản trong dân sự: thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc tổ chức, cá nhân có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa là chủ thể đa dạng hơn, ngoài cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán tài sản thuộc sở hữu của mình, còn có chủ thể đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, cơ quan thi hành án…
Thứ tư, về đăng ký tham gia đấu giá:
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: thì việc nộp một khoản tiền của người tham gia đấu giá là một quy định mở tùy thuộc vào yêu cầu của người tổ chức đầu giá thì người tham gia nộp khoản tiền không quá 2% giá khởi điểm của hàng hóa được đấu giá.
Đấu giá tài sản trong dân sự: thì việc nộp khoản tiền của người tham gia phải theo điều kiện bắt buộc có nghĩa là hai bên đấu giá và bên tham gia đấu giá sự thỏa thuận về khoản nộp nhưng tối thiểu là 1% và tối đa là 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá và được nộp cho tổ chức đấu giá.
Thứ năm, về thông báo, niêm yết đấu giá:
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: thì tùy thuộc vào việc người bán hàng trực tiếp tổ chức đấu giá hoặc thông qua trung tâm đấu giá mà thời hạn niêm yết việc đấu giá khác nhau. Pháp luật thương mại phân biệt hai trường hợp để xác định thời hạn ra thông báo, niêm yết đấu giá hàng hóa:
– Nếu người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá thì thời hạn niêm yết việc bán đấu giá là bảy ngày làm việc trước khi bán đấu giá hàng hóa tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá;
– Nếu người tổ chức đấu giá là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định; tất nhiên phải tiến hành trước khi bán đấu giá hàng hóa. Về địa điểm niêm yết, pháp luật không quy định bắt buộc cụ thể trong trường hợp này
Đấu giá tài sản trong dân sự: thì thời hạn niêm yết sẽ căn cứ vào tiêu chí loại tài sản và ý chí của người có tài sản.
Thứ sáu, về phương thức đấu giá:
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: bao gồm hai phương thức là phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống.
Theo quy định tại Điều 185
Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Đấu giá hàng hóa trong dân sự: Căn cứ theo
Như vậy, từ những sự khác biệt được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng, dù là đấu giá nhưng đấu giá trong thương mại và đấu giá trong dân sự của mỗi pháp luật đã được quy định về nội dung, đối tượng, phương thức,… các vấn đề khác được quy định trong đấu giá đều có những điểm khác biệt.