Khái quát về bảo hiểm xã hội bắt buộc? Khái quát về bảo hiểm xã hội từ nguyên? Phân biệt giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Bảo hiểm xã hội là một hình thức phúc lợi xã hội nhằm bảo hiểm trước những rủi ro kinh tế. Bảo hiểm có thể được cung cấp công khai hoặc thông qua sự trợ cấp của bảo hiểm tư nhân. Trái ngược với các hình thức trợ giúp xã hội khác, yêu cầu của cá nhân một phần phụ thuộc vào sự đóng góp của họ, có thể được coi là khoản đóng bảo hiểm để tạo ra một quỹ chung mà sau đó các cá nhân sẽ được trả trợ cấp trong tương lai. Vậy đối với hai loại bảo hiểm là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện thì phân biết như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Trước khi tìm hiểu về nội dung chính xác bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về bảo hiểm là gì và xã hội là gì? Do đó, bảo hiểm được biết đến là: “Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”
Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.
“Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối” – Theo wikipedia
Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3,
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau:
– Ốm đau
– Thai sản
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Hưu trí
– Tử tuất
2. Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người dân có nhu cầu mua Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì liên hệ cơ quan BHXH nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu bảo hiểm xã hội, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:
– Hưởng lương hưu hàng tháng;
– Nhận trợ cấp một lần;
– Trợ cấp mai táng;
– Trợ cấp tuất một lần;
– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
(1) Đóng hàng tháng;
(2) Đóng 03 tháng một lần;
(3) Đóng 06 tháng một lần;
(4) Đóng 12 tháng một lần;
(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).
3. Phân biệt giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Để có thể phân biết được BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện tác giả sẽ dựa trên các tiêu chí như sau: khái niệm, các chế độ được hưởng, đối tượng đóng, trách nhiệm đóng, mức đóng, phương thức đóng.
Thứ nhất, khái niệm
– BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Thứ hai, các chế độ được hưởng
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Chế độ ốm đau.
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Chế độ hưu trí.
+ Chế độ tử tuất.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Chế độ hưu trí.
+ Chế độ tử tuất.
Thứ ba, đối tượng đóng
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với Người lao động Việt Nam:
+ Người làm việc theo
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức.
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng 2006
Người lao động nước ngoài: Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.
+ Người lao động giúp việc gia đình.
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.
+ Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm.
+ Người tham gia khác.
Thứ tư, trách nhiệm đóng
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Người lao động.
+ Người sử dụng lao động.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ năm, mức đóng
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người sử dụng lao động:
+ 17,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động, trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Riêng, đối với người lao động là công dân nước ngoài: bắt đầu đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022; 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/12/2018.
Người lao động:
+ 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Riêng, đối với người lao động là công dân nước ngoài bắt đầu từ ngày 01/01/2022.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia BHXH tự nguyện:
+ 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.
Nhà nước hỗ trợ mức đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
+ 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo.
+ 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
+ 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm
Thứ sau, phương thức đóng
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người sử dụng lao động:
+ Hàng tháng.
Người lao động:
+ Hằng tháng.
+ 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện:
+ Hàng tháng.
+ 03 tháng một lần.
+ 06 tháng một lần.
+ 12 tháng một lần.
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần.
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.