Hòa giải vụ án dân sự. Hòa giải là một hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau giải quyết vụ án dân sự.
Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do
Phạm vi hòa giải vụ án dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 180 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 (BLTTDS) thì trách nhiệm hòa giải của
“Trong thời hạn chuẩn bị Xét Xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này.”
Do vậy, hòa giải tiến hành đối với việc giải quyết hầu hết các vụ án dân sự trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không hòa giải.
Theo Điều 181 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 tòa án không hòa giải những yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến taì sản của Nhà nước và những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Những yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước không được hòa giải vì tài sản của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân. Bất cứ hành vi nào gây thiệt hại đến tài sản nhà nước đều là hành vi trái pháp luật. Người gây thiệt hại không có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình. Đối với các vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội cũng không được hòa giải vì các giao dịch này đã bị vô hiệu. Các chủ thể không thể thỏa thuận, thương lượng về hành vi trái pháp luật của mình.
Về nguyên tắc, hòa giải trong tố tụng dân sự phải tiến hành trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 182 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 thì đối với những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được thì tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Những trường hợp này bao gồm:
“1. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.”
Đối với những vụ án này Tòa án không tiến hành hòa giải được và như vậy trong quá trình giải quyết vụ án không thể có quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Tuy nhiên, trong trường hợp các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vu án hoặc rút đơn khởi kiện mà qua việc kiểm tra thấy hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với các quy định của pháp luật thì tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong tất cả các trường hợp không hòa giải được tòa án phải lập biên không hòa giải được và nêu rõ lý do để được lưu vào hồ sơ vụ án, sau đó đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
>>> Luật sư
Đối với những vụ án do cơ quan tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác, nếu phải hòa giải thì tòa án không hòa giải giữa cơ quan, tổ chức khởi kiện với bị đơn mà phải hòa giải giữa bị đơn với nguyên đơn (những chủ thể của tranh chấp) hoặc người đại diện của họ trừ trường hợp pháp luật quy định không hòa giải được hoặc không được hòa giải.
Nội dung hòa giải vụ án dân sự. Nội dung hòa giải chính là các vấn đề của vụ án cần được các bên thỏa thuận với nhau giải quyết. Ngoài ra, trong hòa giải vấn đề án phí cũng sẽ được các bên đương sự bàn bạc, thương lượng. Tùy vào mỗi vụ án cụ thể mà tòa án phải giúp các đương sự thỏa thuận giải quyết các vấn đề nhất định như thỏa thuận về mức, phương thức bồi thường thiệt hại trong vụ đồi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…