Trợ cấp mất việc làm được xem là loại trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ cấu công nghệ, sáp nhập hoặc hợp nhất, chia tách doanh nghiệp ... mà bắt buộc phải cho người lao động nghỉ việc. Vậy có phải phải trả trợ cấp mất việc khi cơ cấu lại lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Phải trả trợ cấp mất việc làm khi cơ cấu lại lao động không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề trả trợ cấp mất việc làm. Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của
– Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động đó trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng trở lên, nay người lao động bị mất việc làm căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019, cứ mỗi năm làm việc thì người lao động sẽ được trả 01 tháng tiền lương, tuy nhiên ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động được xác định là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, sau đó trừ đi thời gian người lao động đã tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc hoặc chi trả trợ cấp mất việc làm;
– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được xác định là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo
Đồng thời, đối chiếu với quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp: Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc căn cứ theo quy định tại Điều 42, Điều 43 của Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, Điều 42 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu dẫn đến trường hợp cắt giảm người lao động thì đối với những người lao động bị cắt giảm, người sử dụng lao động không thể giải quyết được chế độ việc làm cho người lao động đó, thì công ty sẽ cần phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trước khi cho người lao động nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu lao động, người sử dụng lao động cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 44 của Bộ luật lao động năm 2019.
Hay nói cách khác, công ty bắt buộc phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi cơ cấu lại lao động.
2. Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp mất việc khi cơ cấu lại lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về vấn đề tính trợ cấp mất việc cho người lao động. Theo đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm cho người lao động được xác định bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, sau đó trừ đi thời gian người lao động đã tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc mà người lao động đã được người sử dụng lao động chi trả chế độ trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm trước đó. Cụ thể, công thức như sau:
Thời gian hưởng trợ cấp mất việc làm = tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động – thời gian đã tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp – thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.
Trong đó, tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động bao gồm các khoản thời gian sau:
– Thời gian trực tiếp làm việc và thời gian thử việc của người lao động;
– Thời gian người lao động được người sử dụng lao động cử đi học để nâng cao tay nghề;
– Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động đưa chế độ ốm đau, chế độ thai sản, thời gian nghỉ điều trị và phục hồi chức năng của người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà lương do người sử dụng lao động chi trả;
– Thời gian người lao động nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công, đồng thời được người sử dụng lao động chi trả lương;
– Thời gian với lao động nghỉ việc không do lỗi của người lao động, người lao động nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện nhiệm vụ do tổ chức đại diện người lao động giao hoặc bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, thời gian đã tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định là khoảng thời gian tốt để tham gia cho bảo hiểm thất nghiệp và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp tuy nhiên người lao động đó đã được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể như sau:
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc sẽ được làm tròn theo từng năm, tức là làm tròn theo 12 tháng;
– Năm có lẻ hơn hoặc bằng 06 tháng thì sẽ được tính tròn là 06 tháng;
– Lớn hơn 06 tháng thì được tính tròn là 12 tháng.
3. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Cụ thể như sau:
– Những trường hợp sau đây sẽ được coi là trường hợp thay đổi cơ cấu và thay đổi công nghệ;
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
+ Thay đổi quy trình công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh gắn liền với ngành nghề sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Thay đổi sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản phẩm.
– Những trường hợp sau đây sẽ được coi là trường hợp vì lý do kinh tế:
+ Khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế;
+ Thực hiện chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện các cam kết quốc tế khác.
– Trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ mà làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của nhiều lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động mới căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động năm 2019, trong trường hợp có chỗ làm việc mới cho người lao động thì cần phải ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng trong doanh nghiệp;
– Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ bị mất việc làm tại doanh nghiệp hoặc nhiều người lao động bị buộc phải thôi việc, thì người sử dụng lao động cần phải xây dựng và thực hiện các phương án sử dụng lao động mới căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết chế độ việc làm cho người lao động, bắt buộc phải cho người lao động thôi việc thì doanh nghiệp cần phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Việc cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi có sự trao đổi ý kiến với các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với các doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động, mà người lao động đó là thành viên trong tổ chức đó, đồng thời cần phải thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động biết.
Đối chiếu với điều luật nêu trên, người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu thì công ty cần phải có các trách nhiệm trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.
THAM KHẢO THÊM: