Phải làm sao khi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chính xác. Được cấp sổ đỏ không đúng thông tin phải làm thế nào?
Trường hợp tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình và tên trong sổ hộ khẩu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản không trùng nhau.
Theo căn cứ tại Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch:
“Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.”
Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp:
“Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”
Từ các quy định trên, ta thấy rằng, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi nội dung liên quan đến họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con trên các hồ sơ, giấy tờ của cá nhân đó phải trùng khớp với Giấy khai sinh của mình.
Theo đó, tên trong sổ hộ khẩu cũng là tên chính của cá nhân như trong giấy khai sinh. Khi tên của người sử dụng, chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình so với tên trong sổ hộ khẩu có sự khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.
Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1, Điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai và Khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
>>> Luật sư
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì
Khi đó, Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phải chuẩn bị hồ sơ gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện để đề nghị giải quyết. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Giấy tờ khác chứng minh thông tin có sai lệch (Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu ).
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sau khi đính chính Giấy chứng nhận thống nhất một tên cùng với sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh theo quy định của Pháp luật, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có thể thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… bất động sản.