Nếu như "cái chết" là sự chấm dứt đối với cá nhân, thì "phá sản, giải thể" chính thức đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại và hoạt động của pháp nhân. Vậy theo quy định của pháp luật Phá sản pháp nhân là gì?
Mục lục bài viết
1. Phá sản pháp nhân là gì?
Trên thế giới, pháp nhân đã được ghi nhận từ rất sớm, trong luật phương Tây – Luật La Mã, tuy nhiên, giai đoạn đầu chỉ thừa nhận tư cách pháp nhân cho Nhà nước, sau đó, pháp nhân Nhà nước còn được gán cho một số định chế công pháp của Ðế quôc La Mã: thành bang, khu tự quản, thuộc địa,…Vào thời kỳ cuối, luật thừa nhận có hai loại pháp nhân tư pháp: universitates personarum (gồm những người có cùng các hoạt động nghề nghiệp); và universitates bonorum, để chỉ những nhóm người hoạt động trong các lĩnh vực từ thiện hoặc phúc lợi chung. Pháp nhân tư pháp trong Luật La Mã chỉ được phép thành lập một khi có giấy phép của chính quyền.
Ở Việt Nam, pháp nhân được hình thành muộn và trong lịch sử cổ đại cũng không ghi nhận về sự hiện diện của chủ thể này, chỉ trong luật cận đại, pháp nhân mới bắt đầu được nhắc đến như một khái niệm vay mượn từ luật học phương Tây nhưng về không thể hiện được bản chất của pháp nhân như bây giờ.
Ngày nay, khái niệm về pháp nhân được nhiều học giả đưa ra và đều gần như thống nhất chung trên cơ sở quy định của pháp luật, theo đó, pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
“Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản” là một trong các trường hợp chấm dứt tồn tại của pháp nhân theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 96 Bộ luật dân sự.
Phá sản thường được nhắc đến và áp dụng đối với pháp nhận thương mại (doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác), đối với pháp nhân phi thương mại (cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác) vì mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận, do đó, pháp nhân này không đặt ra vấn đề phá sản, hơn nữa sự thành lập, chấm dứt hoạt động của pháp nhân phi thương mại dựa trên quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ nghe đến cụm từ “phá sản cơ quan nhà nước”.
Về nguyên tắc, mỗi pháp nhân công quyền đều có ngân sách riêng, song nhìn chung nó không nằm ngoài tổng ngân sách của nhà nước và đặc biệt nó được cấp hàng năm với mức độ khác nhau. Nói cách khác, chúng không có tài sản tách bạch, tài sản độc lập hiểu theo nghĩa dân sự và hơn thế nữa chúng cũng không thể chịu trách nhiệm hữu hạn. Bởi lẽ trách nhiệm hữu hạn là tình trạng trách nhiệm về tài sản nảy sinh do pháp nhân tuyên bố phá sản. Trong khi đó, một pháp nhân công quyền như cơ quan nhà nước hoặc thậm chí cả Nhà nước không thể bị tuyên bố phá sản.
Giải thích về phá sản, theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Phá sản: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị
Pháp luật về phá sản có vai trò cực kỳ quan trọng, là công cụ pháp lý bảo vệ hữu hiệu về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Điều này cũng nhằm bảo vệ lợi ích của con nợ, tạo cơ hội để con nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự. Bên cạnh đó pháp luật về phá sản góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế.
2. Quy định về phá sản pháp nhân:
Điều 95 Bộ luật dân sự quy định rằng: “Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.” Điều này cũng một phần công nhận rằng, không phải mọi pháp nhân đều đặt ra vấn đề phá sản, phá sản chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Trong quá trình xây dựng
Nghiên cứu về các quy định của phá sản là rất rộng, tác giả chỉ tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, lý do phá sản.
Tương tự như pháp luật phá sản của nhiều nước trên thế giới, pháp luật phá sản của Việt Nam xác định lý do duy nhất dẫn đến phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 4. Tính mất khả năng thanh toán phải mang những đặc điểm:
– Về khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được đó là bất kỳ khoản nợ nào như nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội,…
– Về cơ bản, mất khả năng thanh toán được hiểu theo nghĩa hẹp nhất là việc doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tài sản của doanh nghiệp không đủ để thực hiện nghĩa vụ.
– Khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.
Thứ hai, chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Chủ thể có quyền mở yêu cầu mở thủ tục phá sản: Chủ nợ (nhằm bảo vệ lợi ích của mình); người lao đông, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
– Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (chú ý, doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân).
Việc phân chia chủ thể mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ là hoàn toàn hợp lí với hai nhóm tư cách chủ thể khác với lợi ích khác nhau, bên chủ nợ (gọi chung) là chủ thể mang lợi ích lớn trong quan hệ với pháp nhân nếu pháp nhân phá sản, họ sẽ là chủ thể được thanh toán các khoản nợ, do đó pháp luật trao quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản để chủ động bảo vệ lợi ích của mình. Đối với chủ thể có nghĩa vụ, là những người có trách nhiệm đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, họ là cá nhân nắm bắt được tình trạng hoạt động và xảy ra “mất khả năng thanh toán”, việc quy định nghĩa vụ tức là pháp luật bắt buộc cá nhân đó phải thực hiện để bảo vệ lợi ích cho bên chủ nợ.
3. Trình tự thực hiện thủ tục phá sản:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tới Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thụ lý đơn yêu cầu (vào sổ thụ lý).
Bước 3: Mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ (không phải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp).
Bước 5: Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đây là cơ hội và điều kiện đến doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể thoát khỏi bờ vực phá sản, tuy nhiên thực tế lại khó xảy ra.
Bước 5: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Thời điểm tuyên bố có hiệu lực, pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Bước 6: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Phá sản và giải thể đều là các hình thức chấm dứt pháp nhân, tuy nhiên tuyên bố phá sản doanh nghiệp là một hình thức “giải thể” đặc biệt đối với các pháp nhân là doanh nghiệp nhằm giải quyết tình trạng làm ăn thua lỗ đến mức không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Doanh nghiệp bị phá sản chấm dứt sự tồn tại cũng giống như pháp nhân bị giải thể. Tuy nhiên, phá sản và giải thể pháp nhân là hai chế định pháp lý riêng rẽ và chúng có một số điểm khác nhau như: Về chủ thể; Về lý do; Về thẩm quyền quyết định giải thể hoặc phá sản; Về thủ tục; Về hậu quả.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản năm 2014