Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân mà pháp luật dành cho
1. Tư cách pháp nhân
Thuật ngữ “pháp nhân” dùng để phân biệt chủ thể pháp luật là tổ chức với cá nhân. Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của pháp nhân mà pháp luật dành cho.
Theo quy định tại Điều 84, “Bộ luật dân sự 2015”, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn 4 dấu hiệu sau đây:
– Phải được thành lập một cách hợp pháp: phải tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
– Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: cấu trúc bên trong của pháp nhân bao gồm cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động của pháp nhân.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Điều này có nghĩa là tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình.
– Pháp nhân nhân danh mình than gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân?
Doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Như vậy đối với doanh nghiệp tư nhân tài sản của chủ doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp không được giới hạn.
Cho nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Quy định mới nhất về loại hình doanh nghiệp tư nhân?