Nội trú không còn là một thuật ngữ xa lạ với mỗi cá nhân, Thuật ngữ "nội trú" được sử dụng rất rộng rái trong cuộc sống thường ngày cũng như nó được sử dụng trong các trường học, bệnh viện,... Vậy nội trú là gì? Phân biệt giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú?
Mục lục bài viết
1. Nội trú là gì?
Một động từ thường dùng trong trường học, bệnh viện đó chính là nội trú. Nội trú bao gồm các hoạt động như điều trị nội trú, học sinh nội trú,… Hoạt động này có thể hiểu một cách đơn giản là chỉ việc ăn và ở ngay tại địa điểm đó của một cá nhân nhưng không phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều trị nội trú là chăm sóc những bệnh nhân có tình trạng bệnh cần nhập viện. Sự tiến bộ trong y học hiện đại và sự ra đời của các phòng khám toàn diện dành cho bệnh nhân đảm bảo rằng bệnh nhân chỉ được nhập viện khi họ bị bệnh nặng hoặc bị chấn thương thể chất nghiêm trọng.
Trên cơ sở quy định tại Điều 58 Luật Khám, chữa bệnh về Điều trị nội trú được định nghĩa là: “Điều trị nội trú là việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không gây phiền hà cho người bệnh”.
Theo đó, các trường hợp điều trị nội trú được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật này như sau:
“2. Điều trị nội trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có chỉ định điều trị nội trú của người hành nghề thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có giấy chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác”.
Bệnh nhân vào điều trị nội trú chủ yếu từ chăm sóc cấp cứu trước đó như được bác sĩ gia đình giới thiệu hoặc qua các khoa cấp cứu. Bệnh nhân chính thức trở thành “bệnh nhân nội trú” khi viết giấy nhập viện. Tương tự như vậy, nó được chính thức kết thúc bằng cách viết một giấy báo xuất viện.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe liên quan đến phục hồi chức năng thường tham gia vào việc lập kế hoạch xuất viện cho bệnh nhân. Khi xem xét việc bệnh nhân xuất viện, có một số yếu tố cần xem xét: tình trạng hiện tại của bệnh nhân, nơi cư trú của họ và hình thức hỗ trợ hiện có.
Khi xem xét tình trạng hiện tại của bệnh nhân, mặc dù bệnh nhân có thể đủ điều kiện xuất viện, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra các yếu tố như khả năng tái thương để tránh chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn. Nhà của bệnh nhân cũng nên được thăm và kiểm tra trước khi họ xuất viện để xác định bất kỳ thách thức trước mắt nào và các mục tiêu tương ứng, sự thích nghi và các thiết bị hỗ trợ cần được thực hiện. Các cuộc hẹn tái khám cũng nên được phối hợp với bệnh nhân trước khi xuất viện để theo dõi tiến triển của bệnh nhân cũng như mọi biến chứng tiềm ẩn có thể phát sinh.
Một đánh giá của Cochrane năm 2016 cho thấy một số lợi ích đối với sức khỏe bệnh nhân khi sử dụng lập kế hoạch xuất viện cho từng cá nhân trên một định dạng tiêu chuẩn, mặc dù không giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.
2. Phân biệt giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú:
Trước khi đi vào phân biệt giữ điều trị nội trú và điều trị ngoại trú thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về điều trị ngoại trú để hiểu rõ hơn về nội dung của vấn đề này, cũng như sẽ làm sáng tỏ những điểm khác nhau giữ điều trị nội trú và điều trị ngoại trú.
Điều trị ngoại trú được xác định là trái ngược với các chương trình nội trú, điều trị ngoại trú cho phép người tham gia sống tại nhà ngoài giờ điều trị, cho phép họ tiếp tục tham gia vào công việc hoặc trường học và khả năng hoàn thành các trách nhiệm cá nhân khác. Các cá nhân đang phục hồi sẽ tham gia các buổi trị liệu nhóm và cá nhân mỗi tuần, và nếu cần, họ có thể gặp bác sĩ tâm thần thường xuyên để được dùng thuốc để kiểm soát cảm giác thèm ăn và bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào hiện có. Phương pháp điều trị tại cơ sở ngoại trú tương tự như điều trị tại trung tâm điều trị nội trú nhưng có phần ít chuyên sâu hơn.
Các chương trình phục hồi chức năng ngoại trú có thể sử dụng một hoặc nhiều loại liệu pháp sau:
– Liệu pháp nhận thức hành vi – giúp người tham gia nhận thức được những suy nghĩ và hành vi không lành mạnh và đưa ra các chiến lược để thay đổi chúng thành những hành vi lành mạnh hơn.
– Quản lý dự phòng – cung cấp các khuyến khích hoặc phần thưởng cụ thể để giúp mọi người phát triển các hành vi thường xuyên như tham gia trị liệu hoặc duy trì trạng thái tỉnh táo.
– Phỏng vấn tạo động lực – hoạt động để xác định và sửa đổi bất kỳ cảm giác nào có thể là rào cản đối với việc điều trị.
– Mô hình Ma trận – cho phép các nhà trị liệu đóng vai trò vừa là giáo viên vừa là huấn luyện viên, với trọng tâm của việc điều trị là trao quyền cho người nghiện thông qua hình ảnh tích cực và sự tự tin của bản thân. Liệu pháp ma trận là một can thiệp điều trị được phát triển đặc biệt cho các rối loạn sử dụng chất kích thích.
– Liệu pháp gia đình đa chiều – hoạt động để giúp gia đình hoạt động tốt hơn, đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến thanh thiếu niên có vấn đề về ma túy hoặc rượu.
Từ nội dung về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú như tác giả đã nêu ra thì có thể phân biệt giữ điều trị nội trú và điều trị ngoại trú qua quyền lợi của điều trị nội trú và điều trị ngoại trú như sau:
2.1. Quyền lợi điều trị nội trú:
Khách hàng tham gia đóng bảo hiểm sức khỏe được hưởng nhiều quyền lợi khi điều trị nội trú như:
– Chi phí tiền phòng, giường ở khoa chăm sóc đặc biệt.
– Chi phí điều trị trước, sau khi nhập viện lên tới 60 ngày.
– Được trả cả chi phí dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà 30 ngày sau khi xuất viện.
– Đặc biệt, quyền lợi nội trú còn chi trả cho những ca điều trị ung thư, các trường hợp phải cấy ghép nội tạng với chi phí y tế cao và cả các trường hợp điều trị ngoại trú hay điều trị trong ngày do tai nạn. Tùy từng hạng mục, người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả các chi phí thực tế theo định mức của từng gói cụ thể.
Căn cứ Điều 11
– Khám chưa bệnh đúng nơi đăng ký khám chưa bệnh ban đầu;
– Khám chưa bệnh tại nơi được thông tuyến;
– Khám chưa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chưa bệnh ban đầu;
– Trường hợp cấp cứu;
– Khám chưa bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký khám chưa bệnh ban đầu.
Khi đi khám chưa bệnh thuộc các trường hợp trên, người bệnh được Qũy Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ như sau:
– Chi phí khám chưa bệnh được chi trả 100% đối với đối tượng: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– Chi phí khám chưa bệnh được chi trả 95% đối với đối tượng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– Chi phí khám chưa bệnh được chi trả 80% đối với đối tượng là đối tượng khác.
2.2. Quyền lợi điều trị ngoại trú:
Khách hàng tham gia đóng bảo hiểm sức khỏe sẽ được hưởng những quyền lợi điều trị ngoại trú gồm:
– Chi phí khám bệnh, thuốc kê toa của bác sĩ.
– Chi phí điều trị trong ngày (ngoại trừ trường hợp điều trị ung thư).
– Chi phí y học thay thế.
– Chi phí vật lý trị liệu, chi phí chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm… cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Điều đó có nghĩa, bạn không nhất thiết phải nằm viện qua đêm mà vẫn được thanh toán quyền lợi.
Như vậy có thể thấy rằng, điều trị nội trú và điều trị ngoại trú là hai hoạt động đối lập nhau và nó cũng sẽ được hưởng các quyền khác nhau để đảm bảo được quá trình chi trả phí điều trị của bệnh nhân. Hay nói cách khác thì điều trị nội trú và điều trị ngoại trú sẽ giúp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Khám chưa bệnh năm 2009;
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế;
– Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.