Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (The right to participate in state management and society) là gì? Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tiếng Anh là gì? Nội dung về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo Hiến pháp?
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thuộc nhóm quyền dân sự chính trị, là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận qua đạo luật mang giá trị cao nhất của Nhà nước là Hiến pháp và được củng cố ngày càng hoàn thiện trong các bản Hiến pháp qua các năm. Vậy quyền quản lý nhà nước và xã hội của công dân tham gia vào lĩnh vực chính trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về loại quyền này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Nhân quyền quốc tế;
– Luật Hiến pháp năm 2013;
– Luật trưng cầu ý dân năm 2015;
– Luật Cán bộ công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019;
–
–
– Luật Tố cáo năm 2011 sửa đổi bổ sung năm 2020;
– Luật Tiếp công dân năm 2013 sửa đổi bổ sung năm 2020.
Mục lục bài viết
1. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?
Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động quản lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Quan niệm này cho phép xác định xã hội là đối tượng quản lý chứ không phải chủ thể quản lý. Đồng thời, đối tượng của quản lý xã hội phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, môi trường đến giải trí, truyền thông… Như vậy, quan niệm quản lý nhà nước và quản lý xã hội được tiếp cận theo những cách khác nhau. Theo đó, quản lý nhà nước được tiếp cận từ giác độ chủ thể quản lý, trong khi quản lý xã hội lại tiếp cận theo đối tượng quản lý.
Vì vậy, khi xác định công dân là chủ thể quản lý tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội cũng có những điểm khác biệt. Theo đó, công dân tham gia quản lý nhà nước được hiểu sự tham gia của công dân vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Công dân tham gia vào quản lý xã hội thực chất là tham gia quản lý những công việc Nhà nước (vì đối tượng quản lý nhà nước cũng là xã hội), và các lĩnh vực phát sinh, không cần đến việc sử dụng quyền lực nhà nước. Trong quản lý nhà nước và xã hội, công dân vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Như vậy, có thể quan niệm sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân là việc công dân tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức xã hội hoặc hoạt động với tư cách cá nhân để thực hiện các công việc của nhà nước, hoặc xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, gắn với các hoạt động: xây dựng chính sách, pháp luật, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, ra quyết định, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,…
Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội là tham gia bàn bạc, đánh giá, tổ chức xã hội, các hoạt động chung của tổ chức của xã hội. Đây là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế – xã hội.
Công dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội đều nhằm mục tiêu đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, các nội dung quản lý nhà nước cũng có thể được thực hiện bởi công dân thông qua các tổ chức xã hội ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tham gia, mức độ cống hiến của công dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, mức độ sẵn sàng của công dân, hình thức tham gia (trực tiếp hay gián tiếp); năng lực và vị trí việc làm; các yếu tố thuộc về cá nhân công dân (vốn con người – các giá trị cá nhân, vốn văn hóa, vốn xã hội, vốn thông tin, vốn kinh tế, vốn chính trị,..), và đặc biệt là yếu tố thể chế, chính sách của nhà nước.
2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tiếng anh là gì?
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tiếng anh là “The right to participate in state management and society”.
3. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo Hiến pháp
Trong những năm qua, chính sách, pháp luật Việt Nam bảo đảm công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các quy định trong Hiến pháp năm 2013 và hệ thống chính sách, pháp luật đã vận dụng phù hợp và tương đồng với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1996 (Điều 25 – ICCPR) và Luật Nhân quyền quốc tế. Các quy định này không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các công dân trong việc hưởng thụ quyền vì lý do tôn giáo, giới tính, nguồn gốc, dân tộc, thành phần xuất thân,…
Các quy định trong Hiến pháp, pháp luật không chỉ bao quát toàn bộ vấn đề về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền này, các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân mà còn quy định cụ thể về lĩnh vực công dân tham gia, mức độ tham gia để công dân lựa chọn, chủ động tham gia. Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, chính sách, pháp luật Việt Nam ở một khía cạnh nhất định vẫn còn mang tính nguyên tắc. Những quy định chung chung đã làm hạn chế quyền công dân trên thực tế. Nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn.
Ví dụ, Điều 32
Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về hệ thống chính sách, pháp luật, sửa đổi những quy định cản trở quyền công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong các luật chuyên ngành, bổ sung các quy định theo hướng tạo nhu cầu và động lực cho người dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, vì vậy việc tham gia bộ máy quản lý nhà nước nhằm phát huy tích cực quyền làm chủ của mọi công dân dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, nhà nước đảm bảo công dân thực hiện quyền dân chủ của mình trên nguyên tắc “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra”. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp có nghĩa là tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, xã hội. Gián tiếp bằng cách thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Quản lý nhà nước và xã hội có đối tượng quản lý rộng, bao quát tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, công dân cần tham gia quản lý nhà nước và xã hội ngay từ khi xây dựng chính sách, pháp luật, đến phổ biến chính sách, pháp luật và giám sát các hoạt động thực tiễn. Trong thực tế, mức độ tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mỗi công dân rất khác nhau, do sự chi phối của các yếu tố, trong đó quan trọng nhất là việc lựa chọn hình thức tham gia quản lý.
Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Cụ thể, về hình thức và điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội nêu trên được quy định như sau:
a) Hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội
– Hình thức tham gia trực tiếp: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử đại biểu quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Khi trúng cử, trở thành đại biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng. Tùy theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước. Khi trở thành công chức của nhà nước, tùy theo vị trí việc làm, cấp bậc quản lý mà công dân có thể có điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản lý, ra quyết định, tạo ra những tác động quan trọng cho xã hội.
Công dân có thể tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý dựa trên quy định của Luật trưng cầu ý dân. Với chính sách dân chủ, mở rộng sự tham gia, Nhà nước kỳ vọng người dân thực hiện quyền và trách nhiệm xã hội ở mức cao, mỗi công dân sẽ trực tiếp đóng góp ý kiến, trí tuệ vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước; phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh. Điều này có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay gửi ý kiến góp ý đối với cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Tùy thuộc vào tính chất công việc và vị trí việc làm, công dân có thể tham gia quản lý nhà nước thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và đấu tranh chống tiêu cực trong bộ máy nhà nước, làm trong sạch đội ngũ, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. Để tham gia vào quản lý nhà nước với chức năng thanh tra, công dân phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để trở thành thanh tra viên trong các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hành chính hoặc thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, công dân cũng có thể tham gia quản lý nhà nước với tư cách là thành viên của Ban thanh tra nhân dân.
Công dân tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Phương thức tham gia là cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Công dân, có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh với Nhà nước về những vấn đề còn vướng mắc, bất cập của các văn bản pháp luật, để Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật được ghi nhận tại Điều 28 Hiến pháp năm 2013, Điều 6, Điều 36, Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Công dân có thể tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở: Xuất phát từ việc sinh sống, làm việc tại các địa phương, cơ quan, công dân có thể góp ý với cơ quan chức năng về những vấn đề bất cập, gây tác động tiêu cực cho sự ổn định và phát triển, đề xuất các giải pháp để giải quyết.
Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước, tìm kiếm sự giải quyết để đảm bảo sự ổn định và tạo động lực phát triển: Nhà nước ban hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân, tạo cơ sở cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo và được cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết. Nhà nước xác định việc tiếp công dân là công tác quan trọng.
Thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Khi thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, cơ quan, cán bộ tiếp công dân thay mặt cơ quan nhà nước lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Thái độ của cán bộ tiếp công dân, của cơ quan tiếp công dân được người dân xem như thái độ của Nhà nước đối với yêu cầu của nhân dân. Công tác tiếp công dân được làm tốt sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân; củng cố mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước, giúp Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp, đồng thuận với người dân.
– Hình thực tham gia gián tiếp: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước bằng việc thực hiện quyền bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Để thực hiện quyền lực nhà nước được Nhân dân trao cho, đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của cử tri (công dân) về các yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước (Điều 79 và Điều 115 Hiến pháp 2013).
Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Khi công dân có yêu cầu và ý kiến, các tổ chức sẽ tập hợp lại để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Chính sách của Nhà nước là cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý của Nhà nước, từ việc phản biện các chính sách, pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của công chức, cũng như đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình cho các cơ quan nhà nước xem xét, thực hiện.
b) Điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.
Trường hợp hạn chế quyền tham gia quản lý bao gồm:
– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án; Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân; Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước: Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.
Cụ thể: Người không được đăng ký dự tuyển công chức là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật hình sự. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.