Có rất nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng nhưng không có đủ khả năng để trả nợ. Cũng có những trường hợp cố ý không trả khoản vay này. Vậy nợ ngân hàng không trả có sao không? Vay ngân hàng không trả thì có phải đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Nợ ngân hàng không trả có sao không?
Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi
” Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng; chất lượng; trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Theo quy định trên bên vay có nghĩa vụ trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Nếu không nhận đủ số tiền đã cho vay; bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án để đòi hết số tiền còn lại. Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn; tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau.
Trên thực tế cho thấy cũng rất nhiều người không trả được nợ ngân hàng và trở thành nợ xấu, khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ giấy triệu tập, xét xử của Tòa án,
Hơn nữa đối với các loại nợ xấu thì chúng ta không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ. Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.
2. Vay ngân hàng không trả có phải đi tù không?
Hiện nay, những hậu quả do nợ xấu gây ra cũng rất nhiều như các trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo đó, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.
Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định khá chặt chẽ và cụ thể tại Điều 175 Bộ luật Hình sự.
” Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” .
Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Mặt chủ thể:
Căn cứ dụa trên quy định của pháp luật thì về người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt phải là người đủ 14 tuổi trở lên; và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1; và khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Mặt khách thể:
Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo về và bị tội phạm xâm hại trong trường hợp này là quan hệ tài sản. Nếu sau khi đã chiếm đoạt đoạt được tài sản; người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.
Mặt khách quan:
Các yếu tố trong mặt khách quan của tội phạm này bao gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả. Cụ thể:
Hành vi: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng; nhưng cố tình không trả; Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp; dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả: Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015 thì người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên; hoặc dưới 4 triệu đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của BLHS; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
Mặt chủ quan:
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy dựa trên những điều chúng tôi đã phân tích chúng ta đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi nợ ngân hàng không trả có phải đi tù không, cụ thể thì căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nếu có đầy dủ các yếu tố cấu thành của tội phạm cụ thể ở đây là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định. Ngoài ra thì việc nợ xấu cũng ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và tương lai của mỗi người nên việc vay vốn từ ngân hàng thì cần phải có trách nhiệm trả đúng và đầy đủ só tiền vay và thanh toán theo quy định, tránh các trường hợp rủi ro và những hậu quả không đáng có.
Hoặc cũng có thể sử dụng cách đó là đề nghị gia hạn thời gian trả nợ và thỏa thuận với bên vay để có thể trả nợ, hai bên thỏa thuận được thì phía ngân hàng có thể rút đơn khởi kiện. Nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng bạn đến Tòa án có thẩm quyền theo như thông báo và trình bày nguyện vọng, đề nghị Tòa án giải quyết.