Pháp luật quy định người chưa thành niên hoặc những người bị mất năng lực hành vi dân sự bắt buộc phải tham gia các giao dịch dân sự thông qua người giám hộ. Vậy những trường hợp nào người giám hộ sẽ có quyền bán tài sản của người được giám hộ?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp người giám hộ có quyền bán tài sản:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ. Theo đó, người giám hộ trong quá trình giám hộ sẽ có các nghĩa vụ như sau:
– Chăm sóc và giáo dục người được giám hộ theo quy định của pháp luật;
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình thực hiện hoặc xác lập các giao dịch dân sự đó;
– Tiến hành quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người được giám hộ.
Về vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ, căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận cụ thể về vấn đề này. Theo đó, hoạt động quản lý tài sản của người được giám hộ được thực hiện như sau:
– Người giám hộ của những đối tượng được xác định là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ giống như tài sản của chính mình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được giám hộ, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ xuất phát từ lợi ích chính đáng của người được giám hộ đó;
– Hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, thế chấp, đặt cọc, cầm cố, cho vay … và các loại hình giao dịch dân sự khác đối với tài sản được định giá là có giá trị lớn của người được giám hộ theo quy định của pháp luật sẽ cần phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;
– Người giám hộ theo quy định của pháp luật sẽ không được phép đem tài sản của người được giám hộ để tặng cho người khác. Tất cả những giao dịch phát sinh giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan trực tiếp đến tài sản của người được giám hộ đều sẽ bị coi là vô hiệu, không đảm bảo tính vô tư và khách quan, không đảm bảo tính có lỗi của người được giám hộ trong trường hợp này, ngoại trừ trường hợp giao dịch được thực hiện xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng tình của những người giám sát việc giám hộ;
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi sẽ được quyền quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án trong phạm vi được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, người giám hộ của những đối tượng được xác định là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ được quyền thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ, tuy nhiên cần phải xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ. Người giám hộ trong quá trình giám hộ cần phải có người giám sát giám hộ, đảm bảo cho người giám hộ thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của người được giám hộ. Theo đó, người giám hộ sẽ có quyền bán tài sản của người được giám hộ, tuy nhiên quá trình bán tài sản cần phải vì lợi ích của người được giám hộ và cần phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Tóm lại có thể nói, hiện nay có các trường hợp người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ như sau:
– Khi có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;
– Thực hiện hoạt động bán tài sản của người được giám hộ xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ đó;
– Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án.
2. Thủ tục, trình tự bán tài sản thông qua người giám hộ:
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, người giám hộ sẽ có quyền bán tài sản của người được giám hộ thông qua các giao dịch dân sự, nếu việc bán tài sản đó xuất phát từ lợi ích và vì quyền lợi hợp pháp của người được giám hộ. Vì vậy, trình tự và thủ tục bán tài sản thông qua người giám hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là những tài sản có giá trị lớn như bất động sản bao gồm nhà, đất … của người được giám hộ. Trình tự và thủ tục bán tài sản thông qua người giám hộ hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Luật công chứng năm 2018. Quy trình được ghi nhận như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu để thực hiện hoạt động bán tài sản thông qua người giám hộ. Bên bán tài sản thực hiện hoạt động bán thông qua người giám hộ sẽ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Giấy tờ tùy thân của người được giám hộ và người giám hộ như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn, giấy xác nhận cư trú được cấp bởi công an khu vực, giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp đã kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người được giám hộ;
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …;
– Các giấy tờ chứng minh quan hệ giám hộ như quyết định cử người giám hộ của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án, giấy đăng ký giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã …;
– Các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh việc đồng ý cho phép bán tài sản của người được giám hộ, thông qua người giám sát việc giám hộ;
– Phiếu yêu cầu công chứng do văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng viên soạn.
Đồng thời, bên mua tài sản thông qua người giám hộ sẽ chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Giấy tờ tùy thân của người mua như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn, giấy xác nhận cư trú, giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp bên mua tài sản đã kết hôn, giấy xác nhận tình trạng độc thân;
– Dự thảo hợp đồng mua bán do các bên đã thỏa thuận từ trước, nếu trong trường hợp các bên tự soạn;
– Trong trường hợp các bên không tự soạn thì có thể yêu cầu phòng công chứng, văn phòng công chứng soạn Thảo trước hợp đồng mua bán.
Bước 2: Văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng sẽ thực hiện hoạt động công chứng mua bán tài sản. Thời gian giải quyết có thể diễn ra ngay trong ngày, trong trường hợp cần phải xác minh thì có thể kéo dài tối đa 10 ngày làm việc.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính. Khi thực hiện hoạt động mua bán tài sản, trong đó bao gồm các bất động sản thì khoản tiền bên mua và bên bán phải nộp bao gồm phí công chứng, thù lao công chứng. Thù lao công chứng được xem là các khoản tiền in ấn, tiền ký hồ sơ ngoài trụ sở … do các tổ chức hành nghề công chứng tự thỏa thuận với người yêu cầu công chứng.
3. Người được giám hộ bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những người được giám hộ. Cụ thể như sau:
– Người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc người chưa thành niên nhưng không xác định được cha mẹ;
– Người chưa thành niên có cha mẹ tuy nhiên cha mẹ của họ đều là những người mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ đều có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nếu bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, cha mẹ đều không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con cái, đồng thời họ có yêu cầu người giám hộ cho con;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Theo đó thì có thể nói, người được giám hộ sẽ bao gồm các chủ thể nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý thêm, một người sẽ chỉ có thể có một giám hộ, ngoại trừ trường hợp cha mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông bà cùng giám hộ cho cháu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.