Trong thực tiễn, việc thực hiện hợp đồng xảy ra rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến thời điểm thực hiện hợp đồng, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên ... Dưới đây là quy định của pháp luật về những trường hợp gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng:
Quy định về gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật dân sự. Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng là khái niệm để chỉ hoạt động kéo dài thêm thời gian đã được xác định là thời điểm kết thúc trong hợp đồng. Việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng có ý nghĩa quan trọng, nhằm mục đích chính là kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực của hợp đồng để các bên thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đó. Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng là quá trình kéo dài thời hạn của một hợp đồng đã có sẵn, để tiếp tục thực hiện các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng đó. Khi hợp đồng đến ngày kết thúc và các bên muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì họ hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.
Thông thường trên thực tế, việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được thực hiện thông qua quá trình thỏa thuận của các bên, việc thỏa thuận này cần phải được lập thành văn bản và kèm theo tài liệu bổ sung cho hợp đồng ban đầu. Trong quá trình gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng có thể được thay đổi hoặc bổ sung sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng sẽ giúp cho các bên duy trì mối quan hệ kinh doanh, có khả năng thực hiện các cam kết của họ đối với nhau một cách đầy đủ nhất.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay, có hai trường hợp được gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm: Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên, Hoặc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng do có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên. Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, vì thế cho nên hợp đồng cũng được coi là sự thỏa thuận của các bên sao cho các thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm và không trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Vì vậy, vấn đề gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng cũng sẽ được dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Sau khi giao kết hợp đồng chính, các bên trong hợp đồng tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng vì bất cứ lý do nào thì pháp luật về dân sự cũng tôn trọng. Tuy nhiên, lý do gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong trường hợp này cần phải được các bên thống nhất và đồng tình quan điểm.
Thứ hai, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng do có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh khách quan. Căn cứ theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Sẽ được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Sự thay đổi hoàn cảnh xuất phát từ các nguyên nhân khách quan xảy ra trong quá trình giao kết hợp đồng mà các bên không thể lường trước;
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên giao kết hợp đồng không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh đó;
– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc giao kết với những nội dung hoàn toàn khác;
– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết mà không có sự thay đổi về nội dung thì có thể sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bên;
– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng của mình, các biện pháp phù hợp với tính chất của hợp đồng, tuy nhiên vẫn không thể ngăn chặn và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
Theo đó có thể nói, trong trường hợp được xác định là có sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh, đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, thì pháp luật sẽ cho phép các bên ngồi lại với nhau đàm phán gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời hạn hợp lý.
Như vậy có thể nói, thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian nhất định mà các bên đã thỏa thuận với nhau, trong khoảng thời gian đó các bên xác cần phải hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau. Thời gian thực hiện hợp đồng là một trong những vấn đề và nội dung rất quan trọng, không thể thiếu của hợp đồng. Vì vậy khi quyền và nghĩa vụ chưa đạt đường, mục đích giao kết hợp đồng chưa đạt được, pháp luật cho phép các bên ký kết phụ lục gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Có được gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần hay không?
Theo như phân tích nêu trên, trong một số trường hợp pháp luật sẽ cho phép các bên thực hiện thủ tục gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung cơ bản như sau: Đối tượng của hợp đồng, số lượng và chất lượng, phương thức thanh toán tiền thời hạn thực hiện hợp đồng, địa điểm thực hiện hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp … và một số nội dung khác không trái với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Về nguyên tắc, khi hợp đồng hết hạn thì hợp đồng đó sẽ không còn giá trị để có thể tiếp tục thực hiện, điều đó đồng nghĩa với việc không thể thực hiện việc gia hạn hợp đồng khi hợp đồng đã hết hạn. Bởi vì suy cho cùng xét về bản chất, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng là nhằm mục đích kéo dài thời gian thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên quy định trong hợp đồng ban đầu, do vậy việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp đồng đó còn thời hạn hoặc khi hợp đồng đó gần hết thời hạn. Khi hợp đồng đã hết thời hạn, nếu như các bên muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng đó thì sẽ cần phải tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng mới.
Vì vậy, pháp luật hiện nay không giới hạn cụ thể về số lần ra hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Các bên có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần theo sự thỏa thuận và theo nguyện vọng của mình. Trong một số quan hệ đặc biệt, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
3. Điều kiện để thỏa thuận gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng có hiệu lực:
Căn cứ theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng sẽ chấm dứt khi hợp đồng đó hết thời hạn. Như vậy có thể nói, căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng về vấn đề thời hạn của hợp đồng phải gia hạn thời hạn hợp đồng, thì tại thời điểm hợp đồng hết hạn, căn cứ vào hành vi pháp lý của các bên khi thực hiện hợp đồng để có thể xác định hợp đồng sẽ chấm dứt hay hợp đồng sẽ được gia hạn theo thỏa thuận đã ký. Trong trường hợp, hợp đồng chỉ quy định thời hạn, hợp đồng đó không quy định việc gia hạn thời hạn hợp đồng thì tại thời điểm hợp đồng hết hạn, nếu như các bên đồng ý với thỏa thuận về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì phải xác lập thỏa thuận này bằng văn bản. Thỏa thuận gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được coi là thỏa thuận sửa đổi hợp đồng căn cứ theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Để thỏa thuận gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng có hiệu lực, trong quá trình giao kết thỏa thuận này các bên cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Thỏa thuận Gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng phải tuân thủ về mặt hình thức theo thỏa thuận của hợp đồng hoặc tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Thỏa thuận gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng khi lập dưới dạng phụ lục hợp đồng thì cần phải tuân thủ theo nội dung của Bộ luật dân sự năm 2015, nội dung của phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng chính thì sẽ không có giá trị;
– Thỏa thuận gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng phải được giao kết tự nguyện, không bị lừa dối ép buộc, và không nhầm trốn tránh thực hiện trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.