Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì? Những trường hợp gây thiệt hại nhưng không phải bồi thường thiệt hại? Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
Có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây:
– Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ luật Dân sự ở Điều 360, Điều 363 và Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự.
– Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
– Về hậu quả: trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.
– Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
– Về phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ xác định cơ sở giải quyết bồi thường theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ rất khác nhau. Chính vì vậy, xác định được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự một cách đúng đắn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
2. Trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường thiệt hại
2.1. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng
* Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường do thỏa thuận của các bên
Hợp đồng về bản chất là thỏa thuận của hai bên, do đó pháp luật Hợp đồng rất tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Hai bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong hợp đồng hoặc
* Trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
Khoản 2 Điều 351
Hiểu một cách đơn giản, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, không thể lường trước được và không thể khắc phục được cho dù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục, bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp như bão lụt, hạn hán, đình công, bạo loạn… Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi phạm có trách nhiệm
Các bên có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng, tuy nhiên nếu quá thời hạn nêu trên mà vẫn không thể thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại.
* Trường hợp miễn trách nhiệm do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng:
Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên vi phạm có lỗi như sau:
“Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.
Đây là trường hợp một bên vi phạm hợp đồng nhưng nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó là do lỗi của bên bị vi phạm; Bên vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại; Đồng thời, việc vi phạm nghiêm trọng được coi là không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên, đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
* Trường hợp miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Về bản chất, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước là hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng về sự biến pháp lý.
Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể là quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm, quyết định trưng thu,…) hoặc quyết định của cơ quan tư pháp (bản án, quyết định). Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng sẽ xảy ra hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nếu các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.
2.2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định thêm trường hợp do “sự kiện bất khả kháng” hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không bên gây thiệt hại không phải bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bồi thường hoặc luật có quy định khác.
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 (thay thế khoản 1 Điều 161 “Bộ luật dân sự năm 2015”), “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm dân sự Bồi thường thiệt hại.
Để coi một sự biến là một trường hợp “bất khả kháng”, theo Bộ luật dân sự năm 2015, phải có 03 điều kiện. Một là, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Hai là, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được” tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Ba là, sự việc xảy ra “không thể khắc phục” được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
Nhìn chung, vấn đề bất khả kháng còn quy định rất chung chung, thậm chí là khó hiểu cũng như không bao quát được các trường hợp trong thực tế. Điều này sẽ dẫn tới những kết quả xét xử khác nhau của Tòa án với cùng một sự biến pháp lý, bởi nếu xác định đúng là “sự kiện bất khả kháng” thì người gây thiệt hại không phải chịu trách bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.
Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.