Nhóm các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm những quyền sau.
Nhóm các quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình được quy định tại Bộ luật dân sự như sau:
Bất kì một người nào khi sinh ra đều có quyền được hưởng hạnh phúc gia đình. Các thành viên trong gia đình luôn có những mối quan hệ gắn bó đặc biệt với nhau được hình thành trên cơ sở hôn nhân của người vợ và người chồng, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
- Quyền kết hôn (Điều 39)
Quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của chủ thể không thể chuyển giao cho người khác. Quyền kết hôn là quyền nhân thân không gắn với tài sản. Pháp luật đảm bảo quyền tự do kết hôn giữa các cá nhân, nhưng cá nhân chỉ được kết hôn khi đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định để gia đình, xã hội có thể phát triển tốt nhất. Những điều kiện kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.
- Quyền bình đẳng giữa vợ chồng (Điều 40)
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.
Vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc giáo dục con cái, lựa chọn nghề nghiệp, chỗ ở, tôn giáo, tín ngưỡng, học tập, tham gia vào các tổ chức, hoạt động xã hội… không phân biệt thu nhập, địa vị xã hội. Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình “Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín, của cho nhau. Cấm vợ ,chồng ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.”. Luật hiện hành không thiết lập tôn ti giữa vợ và chồng. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng có tính chất ngang nhau và đồng thời hỗ trợ cho nhau trong việc xây dựng gia đình. Hôn nhân không làm cho vợ và chồng thống nhất thành một chủ thể duy nhất trong quan hệ pháp luật mà vẫn là những cá nhân riêng biệt mang năng lực pháp luật, năng lực hành vi và vai trò riêng đối với các chủ thể khác và đối với nội bộ gia đình.
- Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41).
“Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Con cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ. ông bà.”
Con cái khi sinh ra ai cũng có quyền được hưởng mái ấm gia đình, được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ, ông bà. Điều này thể hiện sự nhân đạo của pháp luật đồng thời cũng bảo vệ quyền của trẻ em. Ngược lại con cái cũng phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà những người đã sinh thành ra mình; kính trọng, biết ơn họ. Đây là truyền thống tốt đẹp, là đạo đức cần có của con người Việt Nam, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Cha mẹ không chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình mà lại có hành vi hành hạ, đánh đâp con thì phải chịu những biện pháp chế tài, bị hạn chế quyền cha mẹ. Pháp luật cũng trừng phạt nghiêm khắc những hành vi hành hạ, ngược đãi cha mẹ. ông bà của con cháu, nó được qui định trong Bộ luật Hình sự. Những hành vi trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm cả đạo đức nghiêm trọng phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, bị lên án, chịu sự đánh giá của xã hội.
Quyền ly hôn (Điều 42).
“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết việc ly hôn”
>>> Luật sư
Có quyền tự do kết hôn thì cũng có quyền tự do ly hôn, tuy nhiên cũng giống như quyền tự do kết hôn, quyền ly hôn của vợ chồng cũng bị Nhà nước hạn chế nhằm tránh sự tùy tiện của cá chủ thể, đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Chỉ vợ, chồng hợp pháp mới được yêu cầu ly hôn và phải do chính người vợ, người chồng hoặc cả hai yêu cầu. Vợ chồng chỉ được phép ly hôn khi: tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được (ba cơ sở trên đều được quy định và giả thích rõ trong Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP). Ngoài ra, pháp luật còn cho phép vợ hoặc chồng của người bị
Để đảm bảo tính nhân đạo, tôn trọng quyền của người phụ nữ đồng thời quan tâm đến việc bảo vệ người phụ nữ và trẻ em Điều 85 (Luật HN&GĐ 2000) quy định:
“Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.”
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43)
Người con được quyền xác định cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc là quyền nhân thân cơ bản của trẻ em. Khi sinh ra mà không được cha, mẹ thừa nhận thì có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình bằng các phương thức khác nhau. “Người không được nhận là cha, mẹ, con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là cha mẹ con của người đó. Người được nhận là cha, mẹ con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó”. Pháp luật không phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú đều được quyền biết nguồn gốc huyết thống của mình, trừ trường hợp do luật định.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có cha, mẹ trốn tránh trách nhiệm không chịu thừa nhận và thực hiện nghĩa vụ đối với con mình. Do vậy, pháp luật cần bổ sung hậu quả pháp lý đối với việc xác định cha, mẹ, con, đồng thời đưa ra các biện pháp chế tài,
- Quyền được nuôi con và được nhận con nuôi (Điều 44).
“Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo qui định của pháp luật.”
Cá nhân sinh ra ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc gia đình có đầy đủ các thành viên nên pháp luật cho phép được nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên việc nhận nuôi con nuôi vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Để bảo vệ cho quyền trẻ em: người con nuôi có quyền thể hiện ý chí tự nguyện của mình trong việc được nhận làm con nuôi; người nhận nuôi con nuôi cũng phải đáp ứng được những yêu cầu về đạo đức, nhân phẩm, không bị kết tội về những hành vi xâm hại đến trẻ em… Tất cả những điều kiện, nguyên tắc, nội dung của quyền này đều được cụ thể hóa trong Luật nuôi con nuôi năm 2010.