Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010

Văn bản pháp luật

Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010

  • 18/01/202018/01/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    18/01/2020
    Văn bản pháp luật
    0

    Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi.

    LUẬT

    NUÔI CON NUÔI

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
    Quốc hội ban hành Luật nuôi con nuôi,

    Chương 1.

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi.

    Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi

    Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

    2. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

    3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

    4. Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.

    5. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

    6. Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.

    7. Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ.

    8. Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống.

    9. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.

    10. Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Điều 4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

    1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

    2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

    Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế

    1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:

    a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
    b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
    c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
    d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

    2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

    Điều 6. Bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi

    Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

    Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.
    Chính phủ quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo quy định tại điều này.

    Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

    1. Trẻ em dưới 16 tuổi

    2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
    b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

    Điều 9. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

    1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

    3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

    Điều 10. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Điều 11. Bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc

    1. Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình.

    2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước.

    Điều 12. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài

    1. Người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.

    2. Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này, người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi, giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng.

    3. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn, giảm, chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.

    4. Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nuôi con nuôi nước ngoài không được đặt ra bất kỳ khoản thu nào khác.

    luat-nuoi-con-nuoi-so-52-2010-qh12-ngay-17-thang-6-nam-2010

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568      

    Điều 13. Các hành vi bị cấm

    1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

    2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

    3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

    4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

    5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

    6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

    7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

    Chương 2.
    NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC

    Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
    d) Có tư cách đạo đức tốt.

    2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
    c) Đang chấp hành hình phạt tù;
    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

    Điều 15. Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em

    1. Trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em đó.

    2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:

    a) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
    b) Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Luật nuôi con nuôi

    Luật nuôi con nuôi số 52/2010

    Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12

    Nuôi con nuôi


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Cách xin con nuôi ở bệnh viện? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi?

    Nuôi con nuôi (Adoption) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang Tiếng Anh? Cách xin con nuôi ở bệnh viện? Nhận nuôi con nuôi trong nước? Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi?

    Tìm người hiếm muộn muốn xin trẻ sơ sinh làm con nuôi ở đâu?

    Quy định về việc đăng ký nhu cầu nuôi con nuôi? Quy định về trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em

    Mẫu giấy thỏa thuận về việc cho trẻ em làm con nuôi mới nhất

    Giấy thỏa thuận về việc cho trẻ em làm con nuôi là gì? Mẫu giấy thỏa thuận về việc cho trẻ em làm con nuôi mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo giấy thỏa thuận về việc cho trẻ em làm con nuôi?

    Mẫu đơn xin nhận nuôi con nuôi dành cho người nước ngoài

    Mẫu đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi dành cho người nước ngoài mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin nhận con nuôi dành cho người nước ngoài? Thủ tục nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi?

    Mẫu đơn xin nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi mới nhất 2023

    Trẻ em là tương lai của xã hội, do vậy trẻ em cần được sống trong một gia đình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được sống trong một gia đình hoàn chỉnh, có rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi từ khi còn lọt lòng, những trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.

    Cha mẹ nuôi là gì? Điều kiện và thủ tục để nhận nuôi con nuôi là gì?

    Cha mẹ nuôi là gì? Điều kiện nhận nuôi con nuôi? Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi?

    Con nuôi là gì? Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi?

    Con nuôi là gì? Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi? Thủ tục đăng ký nhận con nuôi cần những gì?

    Bố mẹ đẻ đã cho người khác nhận con nuôi có đòi lại được không?

    Đã cho người khác nhận con nuôi, bố mẹ đẻ có đòi lại được không? Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định hiện hành? Trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi?

    Điều kiện được nhận con nuôi, cho nuôi con nuôi tại Việt Nam

    Điều kiện được nhận nuôi, cho nuôi con nuôi tại Việt Nam. Trường hợp nào được phép cho con nuôi? Trường hợp nào được phép nhận con nuôi tại Việt Nam?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ