Trình tự bầu cử Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân theo cấp? Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
Như chúng ta đã biết trong một cơ cấu hệ thống tổ chức của cơ quan nhà nước thì việc bầu cử, bổ nhiệm chức danh để phân công nhiệm vụ và vai trò trong công việc là một hoạt động sẽ diễn ra trước khi thực hiện công việc của mình. Theo đó người giữ chức vụ bầu cử sẽ được phân công nhiệm vụ của mình tương ứng với chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân sẽ do Chủ tịch ủy ban nhân dân phân công nhiệm vụ.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân (hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2016);
– Nghị định số 69/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP
Mục lục bài viết
1. Trình tự bầu cử Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân theo cấp?
– Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả – Sở Nội vụ (số 86B Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1) từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
– Bước 2: Sở Nội vụ kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp biên nhận có ngày hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
– Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Sở Nội vụ xem xét, thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nội vụ có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp huyện tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.
– Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trao Quyết định phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ.
Hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện kèm theo danh sách trích ngang người được đề nghị phê chuẩn;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến về nhân sự của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố;
+ Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức của người được đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo mẫu);
+ Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (theo mẫu).
– Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
– Đối tượng:
+Tổ chức
+ Cơ quan ban hành:
Kết quả:
Quyết định phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; – Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do và yêu cầu Hội đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn (đối với trường hợp không phê chuẩn).
Phí, lệ phí: Không
Như vậy, trong cơ cấu tổ chức các ban, ngành, chức danh trong cơ quan nhà nước thì trước khi bắt đầu công việc theo nhiệm vụ và quyền hạn thì việc bầu cử, bổ nhiệm các chức danh lên nắm quyền phải được diễn ra trước và do cơ quan đứng đầu có thẩm quyền quyets định bầu cử theo trình tự mà pháp luật quy định mà chúng tôi trình bày trên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
Thứ nhất, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực kinh tế sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công, phụ trách các nhiệm vụ sau:
– Tổ chức chỉ đạo thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện; chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, vệ sinh an toàn thực phẩm;
Ngoài ra còn thực hiện một số công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chống lụt bão; chỉ đạo xây dựng phát triển mạng lưới thương mại, chợ, dịch vụ; xây dựng, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế. Công tác quản lý, sử dụng đất đai (trừ các dự án đầu tư có sử dụng đất), tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
– Công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; quản lý thị trường.
– Chỉ đạo thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới của huyện, xã và các dự án thành phần liên quan đến phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chỉ đạo thực hiện các dự án xây dựng nông thôn mới do UBND các xã làm chủ đầu tư.
Thứ hai, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực kinh tế sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ sau:
– Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
– Lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên; của Hội đồng nhân dân và UBND huyện; tổ chức kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định pháp luật đối với những lĩnh vực được phân công.
– Ký các
– Phụ trách và chỉ đạo rà soát các thủ tục hành chính.
Trực tiếp chỉ đạo: phòng Tài chính – Kế hoạch; phòng Kinh tế; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn (những lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền); phối hợp chỉ đạo các cơ quan Ngân hàng, Kho bạc, Thuế, Bưu điện, Chi cục Thống kê, Đội Quản lý Thị trường số 7, Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi Thanh Trì, Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Hạt quản lý đê số 3, Hội Doanh nghiệp huyện.
Thứ ba, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách văn hóa xã hội sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công, phụ trách các nhiệm vụ sau:
– Chỉ đạo công tác Giáo dục và đào tạo, Y tế, Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý lao động, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, hậu phương quân đội, văn hóa, gia đình, di tích, danh thắng, bảo tồn, bảo tàng, thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao, du lịch, công nghệ thông tin, thanh niên, dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện.
– Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ; Chỉ đạo thực hiện các tiêu chí về văn hoá, xã hội theo các đề án xây dựng Nông thôn mới của huyện, xã, các dự án thành phần liên quan đến văn hoá – xã hội; Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các Dự án thuộc lĩnh vực được phân công.
– Phối hợp để chỉ đạo các hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội thuộc huyện.
Thứ ba, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách văn hóa xã hội sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ sau:
– Chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện.
– Lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên; của Hội đồng nhân dân và UBND huyện; tổ chức kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định pháp luật đối với những lĩnh vực được phân công.
– Ký các
Ngoài ra còn trực tiếp chỉ đạo các ban, phòng như: Phòng Giáo dục và Đào tạo; phòng Y tế; phòng Lao động Thương binh và Xã hội; phòng Văn hoá và thông tin; Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình; Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện; các trường THCS, trường Tiểu học, trường Mầm non, trường dạy trẻ khuyết tật; Hội Khuyến học; Hội Luật gia; Hội người mù; Hội người khuyết tật; Hội chữ thập đỏ; Hội nạn nhân chất độc da cam; Hội Đông y; UBND các xã, thị trấn trong các lĩnh vực được Chủ tịch ủy ban nhân dân là người phân công.