Nhà tiền chế là những loại nhà được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Và khi xây dựng, nhà tiền chế phải đảm bảo xây dựng trên đất thổ cư.
Mục lục bài viết
1. Nhà tiền chế là gì?
Hiện nay không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào định nghĩa về khái niệm nhà tiền chế là gì. Tuy nhiên ta có thể hiểu nhà tiền chế là những loại nhà được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Thông thường trên thực tế thì nhà tiền chế được làm bằng thép. Theo đó, để tạo ra một căn nhà tiền chế hoàn chỉnh thì thông qua hai giai đoạn chính là thiết kế, gia công các cấu kiện và lắp dựng tại công trình và đưa ra công trường để tiến hành lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
Nhà tiền chế được ứng dụng lớn trong thực tế bởi những ưu điểm như là có cấu tạo đơn giản, sử dụng hoàn toàn chất liệu thép nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng; có tính linh hoạt cao trong vận chuyển, lắp đặt và bảo trì; Có khả năng chịu lực cao và độ tin cậy cao; tận dụng tối đa diện tích, không gian nhà xưởng…Do đó, những công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này như là nhà xưởng, nhà kho, nhà hàng, quán cafe, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,…
Tuy nhiên, nhà tiền chế cũng có một số nhược điểm lớn là tình trạng ăn mòn, gỉ khung thép sau một thời gian dài sử dụng….
2. Xây nhà tiền chế có cần đất thổ cư không?
Trước hết ta cần tìm hiểu đất thổ cư là gì và mục đích sử dụng của đất thổ cư theo quy định của pháp luật như thế nào.Theo đó,
Theo quy định này thì ta có thể thấy rằng đất thổ cư hay còn gọi đất ở, là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Có mục đích sử dụng là để xây dựng nhà ở.
Mà theo quy định tại điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất thì ta có thể hiểu rằng khi người sử dụng đất sử dụng đất thì phải đảm bảo việc sử dụng đất đó phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất và phải tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. Bên cạnh đó thì người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Như vậy, tùy vào mục đích xây dựng nhà tiền chế để làm gì thì người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích sử dụng của loại đất đó. Mà,mục đích sử dụng đất được ghi rõ tại trang 2 của giấy chứng nhận được cấp cho thửa đất theo quy định. Do đó, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận. Nếu mục đích xây dựng nhà ở là cơi nới thêm chỗ ở trên nền nhà đã có sẵn thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng nhà tiền chế trên đất thồ cư. Còn đối với những trường hợp muốn xây dựng nhà trên đất thuộc nhóm đất nông nghiệp thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?
3.1. Làm nhà tiền chế có phải xin phép không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi làm nhà tiền chế bạn bắt buộc phải xin phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng công trình này. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng như là: Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công; công trình xây dựng tạm theo quy định; ông trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ; công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng; Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng; Công trình xây dựng cấp.
Như vậy, theo quy định trên về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì ta có thể hiểu rằng những trường hợp khác không thuộc những trường hợp nêu trên thì phải xin giấy phép xây dựng.
Theo đó thì trường hợp nhà tiền chế nằm trong diện tích quy hoạch phát triển độ thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, kể cả công trình thi công với các hạng mục như sửa chữa, cải tạo đã hiện hữu rồi mà cụ thể là dựng nhà mái tôn, nhà tiền chế,Công trình mà trước đây trong bản vẽ chưa có thì cần phải xin giấy phép xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục và tuân thủ pháp luật.
Tóm lại, có thể hiểu rằng hầu hết trên thực tế khi xây dựng nhà tiền chế thì người dân đều cần phải thực hiện thủ tục xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Bởi đa phần việc xây dựng nhà tiền chế là cơi nới thêm phần nhà đã có sẵn, đã có giấy phép xây dựng, mà theo quy định thì trường hợp này bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Còn đối với những trường hợp xây dựng nhà tiền chế để làm nhà xưởng, kho bãi thì lại càng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền bởi có thể liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
3.2. Làm nhà tiền chế không xin phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Như đã nêu ở phần mục trên thì khi xây dựng nhà tiền chế bắt buộc phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác thì khi thi công xây dựng công trình thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công cá nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Những trường hợp mà pháp luật đã quy định là bắt buộc phải thực hiện, nếu không thực hiện đúng hoặc thực hiện nhưng không đững thì sẽ bị xử lý vi phạm.
Theo đó, đối với trường hợp xây dựng nhà tiền chế ,mà không xin phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.Theo quy định này ta xác định được mức phạt đối với trường hợp xaay dựng nhà tiền chế không xin phép như sau:
Trường hợp khởi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
Trường hợp khởi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định đối với đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Trường hợp khởi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì sẽ bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.