Nguyên tắc miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân? Thẩm định, phê duyệt kết quả miễn nhiệm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi muốn bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức thành viên của Uỷ ban nhân dân thì phải được thực hiện theo những điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục đã được quy định. Theo đó, miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân được tiến hành theo những nguyên tắc và quy trình riêng đã được pháp luật quy định. Vậy nguyên tắc và quy trình miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân được quy định như thế nào?
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
+ Nghị định 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
1. Nguyên tắc miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân
Căn cứ Điều 4 Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân, cụ thể như sau:
” Điều 4. Nguyên tắc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân
1. Việc bầu thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Trường hợp Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân bầu chức danh mới nhưng vẫn thuộc thành viên Ủy ban nhân dân cùng đơn vị hành chính đó thì không thực hiện thủ tục miễn nhiệm chức danh cũ trước khi bầu chức danh mới. Khi được bầu vào chức danh mới thì đương nhiên thôi thực hiện nhiệm vụ của chức danh cũ.
4. Việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ.
5. Kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, phê chuẩn.”
Theo đó, có thể thấy được nếu muốn miễn nhiệm thành viên ủy ban nhân dân phải đảm bảo nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân được tiến hành bằng hai hình thức, đó là: biểu quyết công khai hoặc hình thức bỏ phiếu kín.
Nguyên tắc 2: Khi Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân được bầu vào chức danh mới thì đương nhiên thôi thực hiện nhiệm vụ của chức danh cũ. Theo đó, nếu những chủ thể này được bầu chức danh mới nhưng vẫn thuộc thành viên Uỷ ban nhân dân cùng đơn vị thì sẽ không thực hiện thủ tục miễn nhiệm chức danh cũ trước khi bầu chức danh mới.
Nguyên tắc 3: Việc miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân phải được tiến hành và tuân theo những quy định của pháp luật, theo đó, việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ.
Nguyên tắc 4: Xử lý kết quả: khi đã có kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn.
Đây là nguyên tắc chung trong việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân. Hoạt động miễn nhiễm phải được thực hiện bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và việc xử lý kết quả phải được xem xét, phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân
– Căn cứ Điều 13 Nghị định 08/2016/NĐ- CP quy định về việc từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân, cụ thể:
+ Trong trường hợp vì lý do sức khỏa hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì Thành viên Ủy ban nhân dân có thể làm đơn từ chức. Theo đó, pháp luật quy định đơn từ chức của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp, còn đối với đơn từ chức của Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để được xem xét, và giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Trình tự, thủ tục giải quyết: Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân có đơn từ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân có đơn từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không được Hội đồng nhân dân miễn nhiệm thì thành viên Ủy ban nhân dân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
– Các trường hợp miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
+ Trường hợp 1: Các thành viên Ủy ban nhân dân từ chức theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: Các thành viên được cơ quan có thẩm quyền bố trí công việc khác mà không thuộc diện điều động theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 3: Các thành viên được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 4: Không được tín nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, pháp luật quy định người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức.
Trong trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Các trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
+ Trường hợp 1: các thành viên Ủy ban nhân dân bị kết tội bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
+ Trường hợp 2: các thành viên Ủy ban nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao mà chưa đến mức kỷ luật cách chức nhưng cần phải bãi nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Thẩm quyền: pháp luật quy định Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
– Phương thức miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy ban nhân dân: việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Khi tiến hành thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức bỏ phiếu kín thì thành lập Ban kiểm phiếu.
– Theo đó, thành phần ban kiểm phiếu và việc bầu ra ban kiểm phiếu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Kết quả: kết quả được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tán thành.
– Thẩm quyền giải quyết: pháp luật quy định, hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Thẩm định, phê duyệt kết quả miễn nhiệm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
– Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 08/2016/NĐ-CP, quy định, cụ thể như sau:
– Bước 1: gửi đơn: pháp luật quy định việc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Hồ sơ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân gồm những loại giấy tờ sau:
+ Một là, văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
+ Hai là, nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
+ Ba là, biên bản biểu quyết hoặc kiểm phiếu kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
+ Bốn là, quyết định hoặc văn bản
+ Năm là, đơn từ chức trong trường hợp miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Đó là những giấy tờ, tài liệu quan trọng và cần phải các chủ thể tiến hành phê chuẩn về kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Việc tiến hành phê chuẩn về kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm với những chủ thể này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Tiếp nhận, thời gian xử lý đơn: thời hạn thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong nội dung thẩm định bao gồm những nội dung như sau:
+ Nội dung xem xét về điều kiện miễn nhiệm, bãi nhiệm theo quy định của pháp luật.
+ Nội dung xem xét về việc tuân thủ trình tự, thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm và nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn giải quyết: pháp luật quy định về thời hạn giải quyết, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thẩm định theo quy định của pháp luật. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Như vậy, có thể thấy việc miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc miễn nhiệm thành viên Uỷ ban nhân dân phải do các cấp cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định theo những nguyên tắc mà pháp luật và hồ sơ miễn nhiệm, bãi nhiệm phải bao gồm những giấy tờ liên quan mà pháp luật đã quy định.