Nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự dường như là những từ khóa thường bị nhầm lẫn trong quá trình áp dụng pháp luật. Vậy nguyên đơn dân sự là gì? Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự được quy định cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Nguyên đơn dân sự là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 63
“1. Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Nguyên đơn còn là cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Nếu việc khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp; cũng không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì người khởi kiện sẽ không có quyền khởi kiện.
Trong nguyên đơn còn có đồng nguyên đơn và nhiều nguyên đơn cần phân biệt. Đồng nguyên đơn là trường hợp trong vụ án, có nhiều người khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức, ví dụ như nhiều người trong hàng thừa kế có cùng yêu cầu chia di sản thừa kế, vợ chồng khởi kiện yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, vợ chồng cùng đòi nợ người khác…
Vụ án có nhiều nguyên đơn, theo quy định của BLTTDS năm 2015, đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. Trường hợp này Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Các nguyên đơn này độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng đưa vào giải quyết trong cùng vụ án vì có cùng bị đơn.
Nguyên đơn dân sự trong tiếng Anh là Civil plaintiff.
2. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự:
Xuất phát từ nguyên tắc quyết định và tự định đoạt của đương sự, nguyên đơn được quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, từ giai đoạn nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sở thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn có thể sử dụng quyền này bất cứ lúc nào. Tinh thần của Điều 244 BLTTDS năm 2015 quy định về việc xem xét, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện thể hiện tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. Trường hợp có nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đã rút.
Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ có quyền:
– Được
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Được
– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
– Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;
– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn:
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
+ Về chủ thể:
Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Cụ thể, cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Vấn đề đặt ra đối với cơ quan có nhiều bộ phận cấu thành. Ví dụ theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014, TANDTC bao gồm Hội đồng thẩm phán TANDTC, bộ máy giúp việc, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng – Học viện Tòa án. Theo quan điểm người viết, chỉ có Học viện Tòa án mới có quyền tham gia tố tụng dân sự một cách độc lập. Vì Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc
Tổ chức bao gồm tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước.
Tổ chức còn bao gồm các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tổ chức bao gồm tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Tổ chức có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Việc xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự của Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có quy định riêng. Theo đó, chủ thể này tham gia tố tụng dân sự phải có người đại diện hợp pháp.
+ Về phạm vi, mức độ tham gia tố tụng dân sự:
Nguyên đơn là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của nguyên đơn, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Nguyên đơn là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo
Kết luận: Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, vị trí, vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ nguyên đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong mối quan hệ tố tụng với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các đương sự này hiểu được quy định pháp luật về nguyên đơn để làm cơ sở phát huy quyền lợi của mình. Nhận thức rõ các quy định pháp luật có liên quan đến chủ thể này cũng giúp cho người làm công tác xét xử giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan, toàn diện.