Trong trường hợp hộ có thành viên bị câm, không biết gì, không có điểm chỉ, công chứng việc chuyển quyền sử dụng đất phải làm thế nào?
Trong trường hợp hộ có thành viên bị câm, không biết gì, không có chứng minh thư, không có khả năng thực hiện việc ký, điểm chỉ, công chứng việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cùng các thành viên trong hộ phải xác định được thành viên đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay đã mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
1.Trường hợp thứ nhất: người đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
* Việc người đó không có chứng minh nhân dân: Khi yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng/sở hữu tài sản thì người yêu cầu công chứng phải nộp giấy tờ tùy thân (theo Điều 40 Luật Công chứng 2014). Giấy tờ tùy thân là Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu. Như vậy, thành viên trong hộ gia đình của bạn phải xin cấp chứng minh nhân dân hoặc có thể dùng hộ chiếu để thay thế.
* Việc người đó bị câm, không ký, điểm chỉ được:
Theo Điều 47 Luật Công chứng 2014: Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Như vậy, có thể mời người làm chứng trong việc lập và ký hợp đồng công chứng. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng.
>>> Luật sư
2. Trường hợp thứ hai: người đó mất năng lực hành vi dân sự
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
Nếu người đó không có khả năng nhận thức thì gia đình có thể yêu cầu Tòa tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự; và cử người giám hộ. (theo Điều 319 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi 2011)
* Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của “
* Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
* Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án phải quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Sau khi có quyết định của