Phân chia di sản thừa kế là một hiện tượng pháp lý phổ biến trong pháp luật dân sự cũng như trong đời sống thực tiễn. Hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế để bảo đảm sự công bằng, minh bạch, rõ ràng trong phân chia di sản thừa kế. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định về người quản lý di sản thừa kế.
Mục lục bài viết
1. Người quản lý di sản là gì?
Di sản có nhiều cách định nghĩa tùy theo mỗi góc nhìn trong cuộc sống. Di sản được hiểu là tài sản của người chết để lại hoặc tài sản thuộc sở hữu của thế hệ trước để lại. Có thể là giá trị tinh thần hoặc vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc, do lịch sử để lại hoặc do thiên nhiên tạo ra. Theo đó, người quản lý di sản là người phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định liên quan đến di sản được để lại.
Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 616, người quản lý di sản được ghi nhận như sau:
“Điều 616. Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”
Như vậy, người quản lý di sản là người có quyền nắm giữ quản lý tài sản của người chết để lại trong thời gian di sản chưa được chia cho những người thừa kế.
Người quản lý di sản tiếng Anh là “Heritage manager”.
2. Quy định về người quản lý di sản thừa kế:
2.1. Xác định người quản lý di sản thừa kế:
Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2019, người quản lý di sản được xác định theo các trường hợp dưới đây:
– Là người được người để lại di sản xác định trong di chúc. Đây là trường hợp người để lại di sản có di chúc và trong di chúc đó đã xác định cá nhân hay tổ chức bất kỳ là người quản lý di sản.
– Là người được những người hưởng thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong thời gian di sản thừa kế chưa được chia, những người thừa kế có thể thỏa thuận và cử ra cá nhân hay tổ chức bất kỳ là người quản lý di sản. Tuy nhiên, những người thừa kế chỉ được thỏa thuận đề của người quản lý di sản trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc có di chúc nhưng trong di chúc không xác định ai là người quản lý di sản.
– Là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản. Người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có thể là người đã giao kết một giao dịch dân sự với người để lại di sản như ủy quyền quản lý tài sản, cho thuê, cho mượn tài sản, có thể là người cùng quản lý, sử dụng khối di sản đó với người để lại di sản lúc họ còn sống.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế, chưa có người quản lý di sản và thực tế di sản trong tình trạng không có người quản lý thì Ủy ban nhân dân cơ sở nơi có tài sản đó là người quản lý di sản cho đến khi xác định được người thừa kế.
2.2. Quy định về di sản thừa kế:
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612
– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
a) Tài sản riêng của người chết
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp ( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng ( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
– Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành.
– Nhà ở; diện tích mà người có nhà ị cải tại xã hội công nghiệp, được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.
– Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
– Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.
– Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.
b) Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu đối với một khối tài sản nhất định). Nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.
Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Khoản 1 Điều 213 BLDS quy định Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
c) Quyền về tài sản do người chết để lại
Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,… Ngoài những quyền tài sản nói trên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng là di sản thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả để lại thừa kế quyền tài sản như quyền hưởng nhuận bút và các lợi ích vật chất khác.
Đối với quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của
2.3. Quy định về chia di sản thừa kế theo pháp luật:
a) Phân chia di sản theo di chúc
– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
– Phân chia di sản theo pháp luật
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
– Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu
– Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một Khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một Khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế:
a) Nghĩa vụ của người quản lý di sản
– Người quản lý di sản quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
+ Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
+
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
+ Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
– Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại Khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
+
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
+ Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
b) Quyền của người quản lý di sản
– Người quản lý di sản quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
+ Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
+ Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
– Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại Khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
+ Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
+ Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
– Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một Khoản thù lao hợp lý.