Người làm chứng có bắt buộc phải tham gia phiên tòa không? Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư Tôi là người làm chứng trong một vụ án. Tôi đã được công an mời đến lấy lời khai 3 lần. Vậy xin hỏi luật sư, đến ngày đưa bị cáo ra tòa án tôi có thể không tham dự được không ạ ?
Luật sư tư vấn:
Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
Theo Điều 55, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định như sau:
“Điều 55. Người làm chứng
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.”
“Điều 192. Sự có mặt của người làm chứng
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ởCơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.”
Sau khi đã hỏi họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của từng người làm chứng, chủ tọa phiên tòa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Người làm chứng phải cam đoan không khai gian dối. Riêng người làm chứng chưa thành niên không phải cam đoan. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Luật sư
“Điều 205. Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.”
Như vậy, theo các quy định hiện hành thì người làm chứng vẫn phải có mặt để tham dự phiên tòa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nghĩa vụ chứng minh của người làm chứng trong tố tụng hình sự
- 2 2. Hỏi người làm chứng trong phiên tòa hình sự
- 3 3. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự
- 4 4. Quy định của pháp luật về những người không được làm chứng
- 5 5. Triệu tập người làm chứng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
- 6 6. Người làm chứng trong vụ án hình sự và vụ án dân sự
- 7 7. Lời khai của người làm chứng có được công nhận?
- 8 8. Lấy lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự
1. Nghĩa vụ chứng minh của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để xác định sự thật của vụ án hình sự. Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin đưa ra một số kiến thức pháp lý cần thiết về việc chứng minh của người làm chứng trong một vụ án hình sự.
Khoản 1 Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra”.
Việc xác định xuất xứ thông tin, lý do vì sao người làm chứng biết được tình tiết đó là một điều cần thiết. Theo quy định tại khoản 2, Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
“2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Người làm chứng có thể trực tiếp chứng kiến vụ án, trực tiếp biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án mà không thông qua một khâu trung gian nào hoặc họ có thể được nghe người khác kể lại. Thông qua việc xác định nguồn gốc của những lời khai này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập thêm chứng cứ, kiểm tra, đánh gia chứng cứ một cách hợp lý. Thông thường, lời khai của người làm chứng có tính trung thực, khách quan cao, có ý nghĩa lớn trong việc xác định sự thật của vụ án.
Tuy nhiên, nếu tất cả những tình tiết do người làm chứng trình bày đều được dùng làm chứng cứ mà không cần xem xét đến việc người làm chứng biết được những tình tiết đó bằng cách nào thì lời khai thu thập được không đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ. Lời khai của người làm chứng trong trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo được tính xác thực của chứng cứ. Bởi lẽ, có những trường hợp người làm chứng khai báo thông tin không đúng sự thật: có thể trên thực tế có những tình tiết như người làm chứng khai báo nhưng đã bị bóp méo theo ý chí chủ quan của người làm chứng hoặc không hề có tình tiết đó nhưng người làm chứng đã cố tình xuyên tạc hay làm giả để vu khống hoặc có thể là bao che cho người đã thực hiện hành vi phạm tội. Trên thực tế, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: khả năng tiếp nhận thông tin của người làm chứng, mối quan hệ giữa người làm chứng với người phạm tội hoặc người bị hại,… mà lời khai của họ có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án thiếu tính chính xác, khách quan nếu họ không nói rõ được vì sao họ biết được những tình tiết đó. Do đó, khi lấy lời khai của người làm chứng, việc xác minh lý do họ biết được tình tiết đó có thể được coi là một điều bắt buộc trong quá trình cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
2. Hỏi người làm chứng trong phiên tòa hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có việc này muốn nhờ sự tư vấn của Luật sư. Tuần trước, tôi và bạn tôi có đi uống nước.
Bạn tôi đã gây gổ đánh nhau với một người khác, khiến người đó bị thương, chỉ có bạn tôi có hành vi gây gổ đánh nhau, chứ tôi không thực hiện bất cứ hành vi gì cả. Cơ quan giám định đã giám định và người bị thương có tỉ lệ thương tật là 49 %.
Luật sư tư vấn:
Thực tế, trong vụ gây gổ đánh nhau này, bạn không tham gia; hay nói cách khác bạn không phải là người gây ra tỉ lệ thương tật cho người bị hại ( tỉ lệ thương tật 49%). Người trực tiếp thực hiện những hành vi gây gổ, đánh nhau, làm cho người bị hại bị thiệt hại về thể chất 49% là bạn của bạn. Từ phân tích trên rút ra kết luận: trong vụ gây gổ đánh nhau này bạn không phải là đồng phạm.
Cơ quan điều tra triệu tập bạn lên và lấy lời khai về toàn bộ nội dung vụ việc. Với những thông tin bạn cung cấp nếu như đúng như thực tế xảy ra thì bạn phải tham gia vào quá trình điều tra với vai trò là người làm chứng. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ thực tế vụ gây gổ diễn ra. Bạn không hề thực hiện bất cứ hành vi gì dù là trực tiếp hay gián tiếp gây hậu quả thương tật 49% cho người bị hại. Tuy nhiên, bạn là người chứng kiến hành vi gây gổ đánh nhau của anh bạn bạn từ đầu đến cuối, bạn nắm rõ tất cả các tình tiết, hành vi mà anh bạn bạn thực hiện; chính vì vậy, cơ quan điều tra sẽ triệu tập bạn lên để lấy lời khai với vai trò là người làm chứng.
Người làm chứng có địa vị pháp lý được pháp luật quy định cụ thể theo Điều 55 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003.
- Người làm chứng có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Người làm chứng có các nghĩa vụ sau:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
3. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng hình sự
Người làm chứng đóng vai trò rất lớn trong vụ án hình sự. Chính vì vậy để đảm bảo địa vi pháp lý cho người làm chứng Bộ luật tố tụng hình sự . Khi tham gia tố tụng người làm chứng phải trực tiếp tham gia tố tụng để trình bày những thông tin mà mình biết về vụ án. Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể cho người làm chứng những quyền và nghĩa vụ đống thời quy định những người không được trở thành người làm chứng.
Thứ nhất: Những người không được làm chứng
– Người bào chữa của bị can, bị cáo;
– Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
- Quyền của người làm chứng
+ Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của người làm chứng
+ Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
+ Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự
Điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự quy định việc chịu trách nhiệm của người làm chứng như sau:
Điều 307 quy định về trách nhiệm hình sự khi khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
“ Điều 307. Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
Điều 308 quy định về trách nhiệm hình sự khi từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu
“ Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
4. Quy định của pháp luật về những người không được làm chứng
Thế nào thì được xem là người làm chứng? những người nào không được làm chứng? Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng như thế nào?
Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về người làm chứng như sau
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
5. Triệu tập người làm chứng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án, được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng. Lời khai của người làm chứng sẽ được xem xét làm chứng cứ trong vụ án hình sự.
– Về thủ tục triệu tập người làm chứng để lấy lời khai: Khi cần lấy lời khai của người làm chứng tại nơi tiến hành điều tra, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập tới người làm chứng. Trong giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
+) Gửi Giấy triệu tập: Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ.
+) Giao nhận Giấy triệu tập: Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
– Việc thực hiện yêu cầu triệu tập của người làm chứng:
+) Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt đúng thời gian, địa điểm được ghi trong Giấy triệu tập
+) Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải như sau:
1. Thủ tục trước khi dẫn giải:
a) Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải; kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo;
b) Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);
c) Lập biên bản về việc dẫn giải người làm chứng.
2. Dẫn giải:
a) Cử ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ dẫn giải một người làm chứng;
b) Không khóa tay, xích chân người làm chứng.
+) Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.
6. Người làm chứng trong vụ án hình sự và vụ án dân sự
Lời khai của người làm chứng là chứng cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó giải quyết các vụ việc dân sự hay các vụ án hình sự được chính xác, công bằng. Tuy nhiên, do tính chất khác nhau giữa tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, đặc điểm của người làm chứng trong mỗi trường hợp cũng khác nhau.
Trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự, có thể khái quát một số nội dung chính về người làm chứng như sau:
Thứ nhất, ai có thể là người làm chứng?
Cả trong tố tụng hình sự hay dân sự đều ghi nhận: bất cứ người nào biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án đều có thể trở thành người làm chứng, trừ một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn không thể trở thành người làm chứng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định thêm người bào chữa của bị can, bị cáo không được trở thành người làm chứng. Việc một người có quyền, lợi ích liên quan hay có quan hệ họ hàng với đương sự không làm ảnh hưởng đến khả năng trở thành người làm chứng của họ. Ví dụ, bố phạm tội giết người không có nghĩa là con không được làm chứng, cũng không có nghĩa là lời khai của người con là không có giá trị.
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
– Về quyền, người làm chứng trong tố tụng dân sự hay hình sự đều có quyền:
+ Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
+ Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
– Về nghĩa vụ, người làm chứng có nghĩa vụ sau:
+ Có mặt tại phiên tòa theo Giấy triệu tập, vắng mặt phải có lý do chính đáng;
+ Khai báo trung thực những tình tiết, thông tin mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
Thứ ba, về trách nhiệm của người làm chứng đối với lời khai của họ.
Người làm chứng khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trong tố tụng dân sự người làm chứng còn phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác (Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự)
Thứ tư, quyền từ chối khai báo của người làm chứng.
Bộ luật tố tụng dân sự ghi nhận: người làm chứng “được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình”.
Bộ luật tố tụng hình sự hạn chế tối đa quyền từ chối khai báo của người làm chứng. Theo đó, người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự;
Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 22. Không tố giác tội phạm
..
2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
7. Lời khai của người làm chứng có được công nhận?
Tóm tắt câu hỏi:
xin cảm ơn luật sư: Tư vấn dùm: Chứng cứ chứng minh trong một vụ tố cáo là gì? ví dụ một người (a) vu khống người khác(c) nhận hối lộ không có chứng cứ, nhưng a nhờ b là người làm chứng cùng với ý kiến của a, cho là c nhận hối lộ. Vậy chứng cứ đó có làm căn cứ cho việc nhận hối lộ hay không? ( ghi chú) a,b đều đưa ra ý kiến chứ không có giấy tờ hay vật khác chứng minh xin cảm ơn./.?
Luật sư tư vấn:
Theo các quy định về chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì chứng cứ được hiểu như sau:
“Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.”
“Điều 66. Đánh giá chứng cứ
1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án.”
“Điều 67. Lời khai của người làm chứng
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Qua đó có thể thấy, chứng cứ phải là những gì có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục và được chúng minh chính xác mới có thể dùng làm căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội. Trong tình huống thì lời khai của a, b sẽ không được dùng làm chứng cứ để xử lý vụ án này, bởi vì a tố cáo c về hành vi nhận hối lộ nhưng lại không có căn cứ chứng minh hành vi nhận hối lộ có xảy ra, đồng thời lời khai của người làm chứng b cũng sẽ không được coi là chứng cứ vì cũng không có căn cứ chứng minh. Hành vi tố cáo của a nếu là cố ý muốn xúc phạm c thì có thể bị truy cứu trách nhiệm với tội vu không, còn đối với lời khai của b thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm vì lời khai của người làm chứng thì không được coi làm chứng cứ nếu không có căn cứ chứng minh, và lời khai này cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra nên sẽ không bị truy cứu.
8. Lấy lời khai của người làm chứng trong vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Trường hợp người làm chứng (vụ án hình sự) sẵn sàng khai báo với cơ quan chức năng nhưng do bị quên hoặc do hồi hộp thì cơ quan chức năng phải giải quyết như thế nào để người làm chứng bình tĩnh khai báo đầy đủ khách quan những gì mà họ chứng kiến.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, khi người làm chứng biết được những tình tiết liên quan đến vụ án có thể được triệu tập đến làm chứng. Trong nhiều vụ án khác nhau, đối tượng làm chứng khác nhau thì cơ quan triệu tập sẽ phải có cách thức xử lý trạng thái tâm lý của người làm chứng khi yêu cầu họ cung cấp các thông tin liên quan đến vụ án. Có thể do họ sợ, họ bị đe dọa hoặc bị mua chuộc…tùy vào từng trường hợp để xử lý cho phù hợp.
Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định như sau:
“Điều 55. Người làm chứng
1. Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của bị can, bị cáo;
b) Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
3. Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
Luật sư tư vấn lấy lời khai của người làm chứng:1900.6568
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.”
Mặt khác, theo Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC cơ quan triệu tập có thể trao đổi và đưa ra các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ để họ có thể bình tĩnh khai báo.