Người đồng tính đi nghĩa vụ quân sự. Hiện nay có quy định rõ ràng nào về việc người đồng tính tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi là người đồng tính, hiện nay có quy định rõ ràng nào về việc người đồng tính đi nghĩa vụ quân sự không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vừa qua, ngày 24/11/2015 quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 trong đó có nêu lên:
“Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
>>> Luật sư
Theo đó, việc xác định lại giới tính đã được pháp luật công nhận và đã có chính sách sửa đổi hoàn thiện. Mặt khác, theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì:
“Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên”.
Theo quy định này thì công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Như vậy, luật nghĩa vụ quân sự không đưa ra giới tính để đi nghĩa vụ quân sự, nhưng có nói chung là công dân. Vì vậy, công dân không phân biệt nam, nữ, đồng tình, đều có thể phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đảm bảo điều kiện. Tuy nhiên, khác với công dân nam bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân nữ chỉ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp công dân nữ tự nguyện. Còn đối với trường hợp xác định lại giới tính thì sau khi thực hiện chuyển giới từ nữ sang nam, công dân đó nếu trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng sẽ phải thực hiện theo quy định của luật này tương ứng với quyền, nghĩa vụ của giới tính sau khi chuyển đổi của mình.