Khái niệm người đại diện? Phân loại người đại diện? Người đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự?
Trong quy định về tố tụng dân sự, Bộ luật có quy định về người đại diện hợp pháp cho đương sự thay mặt tham gia các hoạt động tố tụng. Theo đó, người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự và là người không nằm trong cùng một vụ án; có hai loại người đại diện là đại diện theo pháp luật do Tòa án chỉ định và đại diện theo ủy quyền giữa hai người. Vậy đại diện do Tòa án chỉ định được quy định như thế nào?
1. Khái niệm người đại diện?
Theo
Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
2. Phân loại đại diện?
Thứ nhất, đại diện theo pháp luật
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định: Đại diện theo pháp luật là đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật .
Theo đó, đại diện được quy định theo pháp luật chung là đại diện mặc nhiên, có tính chất ổn định về người đại diện, về thẩm quyền đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Đó là các trường hợp:
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ.
Đại diện theo “quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” được coi là đại diện theo quyết định của cơ quan hành chính trong những quyết định riêng biệt. Đó là các trường hợp:
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong một số trường hợp nhất định người đứng đầu pháp nhân có thể được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, đại diện theo ủy quyền
Ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia vào giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, bảo đảm thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích vật chất, tinh thần mà chủ thể quan tâm.
Dựa trên thực tế chúng ta có thể thấy, có rất nhiều lý do khác nhau xảy ra để cá nhân, người đứng đâu pháp nhân, chủ hộ gia đình… không thể trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi pháp luật cho phép họ có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia các giao dịch.
Tại khoản 1 Điều 138 BLDS quy định: Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Vậy khác với đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, đại diện theo ủy quyền là trường hợp quan hệ đại diện được xác lập theo ý chí của hai bên đó là bên đại diện và bên được đại diên, biểu hiện qua một hợp đồng ủy quyền hoặc một giấy ủy quyền. Nôi dung ủy quyền, phạm vi thẩm quyền đại diện và trách nhiệm cùa người đại diện theo ủy quyền được xác định thông qua sự thỏa thuận của người đại diện và người được đại diện.
Tuy nhiên, có một số trường hợp pháp luật không cho phép xác lập giao dịch thông qua người đại diện (bất kể đại diện theo pháp luật hay theo ủy quyền). Cụ thể như việc cá nhân là người có tài sản và muốn để lại di chúc thì bắt buộc cá nhân đó phải là người tự mình lập di chúc theo ý nguyện.
Như vậy, người đại diện (cả người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền) là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoại lệ riêng đối với đại diện theo ủy quyền thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện giao theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự
Theo quy định của Bộ luật dân sự về người đại diện theo pháp luật có quy định về việc Tòa án chỉ định người đại diện
Căn cứ phát sinh:
Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Người đại diện do Tòa án chỉ định trong trường hợp:
Người đại diện do Tòa chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của Tòa án. Điều này được quy định tại Điều 88
– Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc trường hợp không được làm người đại diện;
– Người lao động thuộc trường hợp trên thì Tòa án sẽ chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động là Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp đại diện.
– Trong trường hợp này cha, mẹ chính là người đại diện đương nhiên của đứa bé. Nếu như cha, mẹ không đủ điều kiện đại diện Tòa án có thể chỉ định người đại diện khác
Theo đó, khi Tòa án chỉ định người đại diện sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người đại diện đó với Tòa án và người được đại diện như sau:
Vì người đại diện thay mặt cho người được đại diện nên có quyền và nghĩa vụ thực hiện các quyền của đương sự :người đại diện theo pháp luật phải có quyền và nghĩa vụ cung cấp mọi tài liệu, cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà mình đại diện; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu trữ quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu chứng cứ đó cho mình; được biết, ghi chép tài liệu; đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án; tham gia phiên tòa…(Căn cứ theo Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự)
Đối với người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn: bên cạnh những quyền nêu trên, thì họ còn có những quyền và nghĩa vụ sau:
+ Người đại diện theo pháp luật có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Người đại diện theo pháp luật có quyền thay đổi nôi dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu chỉ được chấp nhận trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa thì chỉ được thay đổi bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu (không được vượt quá về nội dung, tăng giá trị so với yêu cầu ban đầu,…);
+ Người đại diện theo pháp luật có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc rút toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Đối với đại diện theo pháp luật của bị đơn: bên cạnh những quyền về cung cấp các tài liệu, chứng cứ, chứng minh,…được quy định tại Điều 70, thì họ còn có những quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Người đại diện theo pháp luật có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Người đại diện theo pháp luật có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn;
+ Người đại diện theo pháp luật có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án;
Đối với đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Người đại diện theo pháp luật có các quyền được quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
+ Người đại diện theo pháp luật có thể có yêu cầu độc lập khi người đại diện trong trường hợp này không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn;
+ Người đại diện cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn đó.
Như vậy, điều kiện để một người có thể làm người đại diện thì trước hết họ phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự mà họ đại diện. chính vì vậy, những người mà không có đủ năng lực hành vi tố tụng thì không thể làm người đại diện cho đương sự.
Những người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng lại thuộc một trong các trường hợp sau thì không được làm người đại diện: Cùng là đương sự trong cùng một vụ việc với người đại diện mà quyền và lợi ích của họ đối lập nhau; Đang là người đại diện theo pháp luật tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với người được đại diện trong cùng một vụ việc.