Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản. Tranh chấp hợp đồng vay tiền.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản. Tranh chấp hợp đồng vay tiền.
Tóm tắt câu hỏi:
Em là con dâu út. Hộ khẩu nhà chồng em có cha, mẹ chồng, 2 anh chồng, 1 chị dâu, 1 đứa cháu 17 tuổi, 2 vợ chồng em và con. Hiện trong gia đình chỉ có cha, mẹ chồng, 2 vợ chồng em và con của 2 đứa em. Những người kia đều ở riêng nhưng chưa tách hộ khẩu. Đất đai chia ra đầy đủ hết còn một miếng đang ở là của 2 vợ chồng em đã được làm thủ tục sang tên. Em muốn hỏi nếu 2 người anh chồng thiếu nợ nhà nước và nợ xã hội đen thì tài sản của 2 vợ chồng em có bị tịch thu để trả nợ không vì hộ khẩu vẫn còn chung. Em nhờ luật sư tư vấn dùm em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
II. Giải quyết vấn đề:
Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
>>> Luật sư tư vấn nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản: 1900.6568
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên, người nào đứng ra vay tiền (bên vay) phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay theo đúng như cam kết trong hợp đồng.
Theo bạn trình bày, sổ hộ khẩu nhà bạn hiện tại gồm có bố mẹ chồng bạn, hai anh chồng, chồng bạn và bạn. Tức là bạn và các anh chồng bạn nằm trong cùng một sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, hai anh chồng của bạn có vay tiền sử dụng vào mục đích cá nhân. Trường hợp này, bạn và chồng bạn không có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để trả nợ cho hai người anh chồng. Bởi nghĩa vụ trả nợ chỉ đặt ra với người vay do đó hai anh chồng của bạn vay nợ thì hai người đó phải có nghĩa vụ trả nợ. Việc có tên trong sổ hộ khẩu thường trú chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính về cư trú.