Quy định về tổ chức đại diện người lao động? Nghĩa vụ của người sử dụng lao động với tổ chức đại diện người lao động?
Trong quan hệ lao động, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động thì pháp luật Lao động hiện hành đã có các quy định về việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Bởi vì vai trờ của tổ chức này được quy định trong pháp luật hiện hành là dụng để bảo vệ người lao động cho nên người lao động tại cơ sở được quyền tự nguyện thành lập và gia nhập hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và tổ chức này chịu sự quản lý và thực thi chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động để hướng tới bảo đảm vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam.
Theo như quy định của
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về tổ chức đại diện người lao động
Trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 có quy định về khái niệm tổ chức đại diện người lao động là: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.
Theo như quy định từ trước đến nay và dưa trên quy định về khái niệm được nêu ở trên, có thể biết đến việc quy định cơ quan, tổ chức bảo về quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình tham gia vào hợp đồng lao động đó là công đoàn ở cơ sở. Chính vì thế mà theo như quy định tại Điều 13 Quyết định 174/QĐ-TLĐ quy định các đối tượng sau có quyền thành lập, gia nhập công đoàn cơ sở như sau: “Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam”.
Như vậy, được thành lập dựa trên mục đích bảo về quyền và lợi ích của người lao động, cho nên đối tượng có quyền thành lập công đoàn cơ sở được xác định là đoàn viên công đoàn hoặc người lao động tại cơ sở. Trong đó, Đoàn viên công đoàn có thể hiểu một cách đơn giản là người lao động trong một cơ sở lao động đã tham gia vào tổ chức công đoàn, có nhu cầu muốn thành lập công đoàn cơ sở tại cơ sở đang làm việc.
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động với tổ chức đại diện người lao động
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, sau khi tổ chức đại diện người lao động được thành lập tại cơ sở đồng thời lúc đó, người sử dụng lao động tại cơ sở có tổ chức được thành lập phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với tổ chức này theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động này đã được quy định ở trong các Bộ luật Lao động của Việt nam qua các thời kỳ trước đó. Chính vì thế mà đến Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về việc này tại Điều 177 cũng không có sự khác biệt so với quy định trước đó. Nội dung chủ yếu tài Điều này là quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn và còn có áp dụng thêm cho cả tổ chức của người lao động, ngoài ra thì không quên việc quy định phù hợp hơn với nguyên tắc của quan hệ lao động trong kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, Theo như quy định tại Điều 177 Bộ luật này có nội dung như sau:
“1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Từ điều luật trên, có thể thấy rằng pháp luật hiện hành đã đua ra các nội dung trong Điều này quy định trực tiếp về nghĩa vụ của người sử dụng lao động và quy định chung các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức đại diện người lao động. Theo đó, việc quy định tại Khoản 1 Điều này về việc người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đối với người lao động nhằm bảo đảm cho họ có thể thực hiện các quyền tự do liên kết trong quan hệ lao động. Chính vì quy định này, người lao động sẽ không bị người sử dụng gây ra những khó khăn, cản trở khi thực hiện quyền tiến hành các hoạt động thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh việc quy định về nghĩa vụ với người lao động tại Khoản 1 thì theo như quy định tại Khoản 2 điều này cũng đã tiếp cận và quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động với quy mô rộng hơn đó là tổ chức đại diện người lao động chứ không chỉ còn gói gọn trong người lao động tại cơ sở nữa. Bởi lẽ đó, pháp luật này đã đưa ra quy định một cách khái quát nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải công nhận và tôn trọng quyền của tổ chức cơ sở đã được thành lập hợp pháp thay vì liệt kê nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong từng lĩnh vực, công việc cụ thể.
Sau khi, tổ chức đại diện người lao động được thành lập thì tất cả các hoạt động của người sử dụng lao động trong quyền quản lý lao động theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm: quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động,… nếu người sử dụng lao động muốn thực hiện những quyền này đối với người lao động thì cần phải có
+ Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
+ Tuy nhiên, khi thực hiện các thỏa thuận thì sẽ có các trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.
Việc quy định người sử dụng lao động cần thực hiện các một số thủ tục cần thiết theo như quy định của pháp luật hiện hành trước khi thực hiện các quyền của mình là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác,… Những thủ tục này có mục đích chính là nhằm bảo đảm việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động đồng thời là tổ chức người lao động thực sự là vì các lý do không liên quan đến việc thực hiện chức năng đại diện của họ nhằm bảo vệ họ tốt hơn trước các hành vi phân biệt đối xử của người sử dụng lao động.
Cuối cùng, theo như quy định tại Khoản 4 Điều này thì để nhằm mục đích để tổ chức đại diện người lao động tiếp tục được hoạt động khi thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải gia hạn hợp đồng lao động cho người lao động này để nhằm mục đích đảm bảo được sự hoạt động của tổ chức này theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo như quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có thể thấy rằng, việc pháp luật nước ta luôn luôn có các quy định về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động tại các cơ sở. Bởi lẽ, có các quy định như thế là vì, trong quan hệ lao động thì người lao động luôn phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động về mọi mặt, và phải chịu chi phối của người sử dụng lao động rất nhiều.