Nghỉ việc và bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp nào? Thông báo nghỉ việc, thời hạn thông báo nghỉ việc quy định như thế nào?
Nghỉ việc và bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp nào? Thông báo nghỉ việc, thời hạn thông báo nghỉ việc quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin kính chào luật sư! em xin phép được hỏi một câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp em ạ! Em có được tuyển vào một công ty nước ngoài, trước khi đi làm em có được đào tạo ngoại ngữ và kí kết một hợp đồng đào tạo. Trong hợp đồng có ghi rõ việc tự ý bỏ học trong quá trình đào tạo sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo và không có bất kì cam kết nào về việc phải làm việc cho cty thời gian bao lâu sau khi kết thúc đào tạo. Sau khi kết thúc đào tạo, em có được kí duy nhất một
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về việc bạn muốn nghỉ việc trong thời gian 02 tháng đầu kể từ ngày được ký hợp đồng.
Trước tiên, Điều 26 Bộ Luật lao động 2012 quy định về thử việc như sau:
“Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật thừa nhận thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đối với vấn đề thử việc và những thỏa thuận này có thể được ghi nhận trong hợp đồng thử việc. Bạn cần hiểu rằng, hợp đồng thử việc là hợp đồng mang tính chất chuẩn bị cho một trong các hợp đồng lao động chính thức quy định tại khoản 1 Điều 22 “Bộ luật lao động 2019” (không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động thời vụ):
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Như vậy có thể thấy, hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc là hai loại hợp đồng hoàn toàn riêng biệt với nội dung và mục đích khác nhau. Do đó, việc công ty ký với bạn một hợp đồng với thời hạn một năm có điều khoản về thử việc là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này, vì trên thực tế chế độ của bạn được nhận là chế độ đối với nhân viên trong giai đoạn thử việc nên việc bạn muốn nghỉ việc cũng được áp dụng theo chế độ thử việc. Vì giữa bạn và phía công ty không có sự rằng buộc về trách nhiệm do không có hợp đồng thử việc nên bạn hoàn toàn có quyền đơn phương thôi việc trong thời gian thử việc. Tuy nhiên bạn phải kiểm tra chính xác hợp đồng mà bạn đang giao kết là loại hợp đồng gì để tránh trường hợp vi phạm thời hạn thông báo.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về việc bồi thường chi phí đào tạo cho phía công ty.
Điều 62 “Bộ luật lao động 2019” quy định về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”
Như vậy, như thông tin bạn đưa ra thì giữa bạn và phía công ty đã ký kết một hợp đồng đào tạo nên hai bên có nghĩa vụ phải tuân theo nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, bạn cần căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng đào tạo giữa hai bên để xác định quyền và nghĩa vụ của bản thân. Nếu những thông tin về hợp đồng đào tạo giữa bạn cà công ty mà bạn cung cấp là đầy đủ và chính xác thì bạn không có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo khi thôi việc.