Sổ bảo hiểm xã hội là một giấy tờ rất quan trọng đối với mỗi người lao động. Vậy nghỉ việc nhiều năm có được lấy sổ bảo hiểm xã hội không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ việc nhiều năm có được lấy sổ bảo hiểm xã hội không?
Sau khi
Trách nhiệm của người sử dụng lao động liên quan đến bảo hiểm xã hội, bao gồm:
– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo đúng quy định của pháp luật
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
– Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
Theo đó, một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động đó là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Điều 48
Như vậy, người lao động đã nghỉ việc nhiều năm sẽ được lấy sổ bảo hiểm xã hội từ công ty cũ mình đã làm khi chưa nhận sổ bảo hiểm xã hội lúc nghỉ việc, bởi trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động nghỉ việc là phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
2. Những cách người lao động lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi đã nghỉ việc nhiều năm:
Như đã phân tích ở mục trên, người lao động đã nghỉ việc nhiều năm sẽ được lấy sổ bảo hiểm xã hội từ công ty cũ mình đã làm khi chưa nhận sổ bảo hiểm xã hội lúc nghỉ việc. Tuy nhiên, đối với những người đã nghỉ việc rất nhiều năm thì quá trình lấy sổ bảo hiểm xã hội sẽ gặp khó khăn, bởi vì khi người lao động quay trở về công ty cũ để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội thì công ty đó có thể đã không còn hoạt động hoặc chuyển địa chỉ hoặc công ty cũ đó đã hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó nhưng không liên hệ được với người lao động để trả sổ nên đã cất giữ nhưng bị mất hoặc nhiều các nguyên do khác dẫn đến khó khăn trong việc lấy lại sổ bảo hiểm xã hội.
Để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi đã nghỉ việc nhiều năm, người lao động thực hiện như sau:
2.1. Trường hợp công ty cũ còn hoạt động:
Nếu người lao động xác minh được công ty cũ mình muốn quay lại lấy sổ bảo hiểm xã hội khi chưa được nhận vẫn còn hoạt động thì người lao động trực tiếp liên hệ tới công ty đó để yêu cầu công ty cũ bàn giao sổ bảo hiểm xã hội. Khi đó:
– Nếu công ty chưa chốt sổ thì sổ bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn đang lưu giữ tại công ty. Lúc đó, người lao động cần yêu cầu công ty nhanh chóng chốt sổ và trả sổ cho mình.
– Nếu công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội: vì trong vòng 1 năm từ khi nghỉ việc mà người lao động không quay lại lấy sổ nên sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được lưu giữ tại cơ quan bảo hiểm nơi công ty đóng trụ sở. Khi đó, người lao động cần lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm để được giải quyết. Bởi pháp luật về bảo hiểm xã hội có quy định đối với những sổ bảo hiểm đã chốt mà người lao động đã nghỉ việc quá 12 tháng nhưng không có người đến nhận lại sổ thì Công ty sẽ lập thủ tục chuyển trả sổ bảo hiểm về cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đóng trụ sở để lưu giữ, bảo quản. Lúc này, người lao động sẽ phải tự chuẩn bị những giấy tờ sau để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội trên cơ quan bảo hiểm xã hội:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS;
+ Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân.
2.2. Trường hợp công ty cũ không còn hoạt động:
– Nếu công ty cũ đã giải thể hoặc phá sản, người lao động có thể làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất (áp dụng với những trường hợp công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động). Căn cứ Quyết định số 595/QĐ-BHXH 2017 về thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý Sổ BHXH, Thẻ BHYT được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 505/QĐ-BHXH sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, hồ sơ để thực hiện đăng ký cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động cần phải chuẩn bị là Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người lao động nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước đó (thông thường là nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh) để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội và quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty. Sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động, sau tối đa 10 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm giải quyết, cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới cho người lao động.
– Trường hợp công ty cũ của người lao động đã giải thể hoặc chấm dứt hoạt động nhưng chưa thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người lao động cần phải liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội trước đây để được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn thủ tục và xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tính tới khi công ty cũ đóng đủ bảo hiểm xã hội.
3. Mức phạt đối với công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Như đã phân tích ở mục trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế đã có một số các công ty lại không thực hiện đúng thủ tục này với người lao động, nhất là đối với người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội, Người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng quy định người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cứ với mỗi người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nhưng mức phạt tối đa sẽ không quá 75.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội, Người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Bộ Luật Lao động 2019;
– Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 về thu BHXH, BHYT, BHTN;
– Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.