Lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định và khám thai là một giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ. Vậy trường hợp lao động nữ xin nghỉ làm để đi khám thai có bị tính trừ vào ngày nghỉ phép năm hay không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ việc đi khám thai có được hưởng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định kiện hưởng
– Người lao động sẽ được hưởng
+ Lao động nữ hiện đang mang thai;
+ Lao động nữ hiện đang sinh con;
+ Lao động nữ hiện đang mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi được xác định dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam hiện đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động được quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội đượcc xác định từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội được xác định từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thực hiện theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt
Theo đó thì pháp luật hiện nay không quy định về điều kiện được hưởng chế độ khám thai như chế độ nghỉ thai sản khi sinh con. Mà chỉ cần lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được huởng chế độ khám thai. Và đối với trường hợp nữ lao động nghỉ để đi khám thai thì vẫn được tính bảo hiểm bình thường.
2. Xin nghỉ đi khám thai có bị trừ ngày nghỉ phép năm không?
Chào Luật sư! Tôi là Vy, hiện nay đang làm ở một công ty có trụ sở tại Bình Dương. Hiện tôi đang mang thai bé thứ hai và đang muốn xin nghỉ để đi khám thai. Tôi ngại việc hỏi trực tiếp quản lý nên tôi muốn hỏi Luật sư. Đối với trường hợp của tôi thì xin nghỉ đi khám thai có bị trừ ngày nghỉ phép năm không? Rất mong được Luật sư giải đáp.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Theo các quy định hiện nay, thì lao động nữ xin nghỉ làm việc để đi khám thai sẽ không bị trừ vào số ngày nghỉ phép năm của lao động đó. Bởi đó là quyền lợi chính đáng của lao động nữ mang thai được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019.
Lao động nữ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán tiền từ chế độ khám thai theo mức hưởng quy định.
Tuy nhiên, người lao động cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH do cơ sở y tế cấp có ghi rõ lý do đi khám thai để làm căn cứ hưởng chế độ, sau đó nộp lại cho công ty. Nếu lao động không có hoặc không cung cấp được giấy chứng nhận này, công ty hoàn toàn có thể trừ thời gian nghỉ của lao động đi khám thai vào phép năm hoặc tính vào số ngày nghỉ không lương.
3. Lao động nữ được nghỉ khám thai bao nhiêu lần mỗi tháng?
Chào Luật sư! Tôi là Hương. Hiện tôi đang mang thai và đang muốn xin nghỉ để đi khám thai. Vậy cho tôi hỏi đối với trường hợp của tôi thì xin nghỉ một tháng được bao nhiêu lần? Rất mong được Luật sư giải đáp.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
– Trong thời gian lao động nữ mang thai, thì sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; đối với trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì sẽ được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Trong thời gian nghỉ việc thì lao động nữ sẽ vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện nay thì lao động nữ sẽ được nghỉ khám thai 5 lần. Mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
4. Khám thai được hưởng bao nhiêu tiền bảo hiểm từ chế độ thai sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định
– Người lao động hiện đang được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì
+ Mức hưởng một tháng được xác định bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đối với trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
– Thời gian nghỉ việc mà lao động nữ được hưởng chế độ thai sản được xác định từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Mức hưởng khám thai = [(100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc đóng chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội) / 24] x Số ngày nghỉ khám thai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung 2019.
THAM KHẢO THÊM: