Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 về sinh con theo phương pháp khoa học.
NGHỊ ĐỊNH
Về sinh con theo phương pháp khoa học
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệsức khoẻ nhân dân năm 1989;
Căn cứ Điều 63 củaLuật Hôn nhân và Gia đình năm 2000;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Y tế,
Chương I
Những Quy định chung
Điều 1. Nghị định này quy định việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm; quy định việc cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho noãn, nhận noãn; cho phôi, nhận phôi;cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi và xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Điều 2. Nghị định này áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, người gửi tinh trùng; người cho noãn, người nhận noãn; người cho phôi, người nhận phôi; cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi; các cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con (sau đây gọi là cơsở y tế).
Điều 3. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Sinh con theo phương pháp khoa họclà việc sinh con được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Thụ tinh nhân tạo là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi.
3. Thụ tinh trong ống nghiệmlà sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi.
4. Cặp vợ chồng vô sinhlà cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 01 năm.
5. Noãnlà tế bào trứng.
6. Phôilà sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng.
>>> Luật sư
Điều 4. Nguyêntắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:
1.Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹthuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2.Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuậtdo Bộ Y tế ban hành.
3.Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cho noãn, nhận noãn; cho tinhtrùng, nhận tinh trùng; cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắctự nguyện.
4.Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bímật.
Điều 5.
1.Người nước ngoài được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu được cơ sở y tế ViệtNam khám và xác định vô sinh, xác định tinh trùng của người chồng, noãn của ngườivợ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
2.Không thực hiện việc cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi đốivới người nước ngoài.
Điều 6. Nghiêmcấm các hành vi sau:
1.Mang thai hộ.
2.Sinh sản vô tính.
Chương II
Quy định về cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn,cho và nhận phôi
Điều 7. Ngườicho tinh trùng, cho noãn phải bảo đảm các điều kiện sau:
1.Tuổi:
a.Từ đủ 20 tuổi đến 55 tuổi đối với người cho tinh trùng.
b.Từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với người cho noãn.
2.Có đủ sức khỏe, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS,bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác.
3.Tự nguyện cho.
4.Không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận.
Điều 8. Ngườinhận tinh trùng, người nhận noãn, người nhận phôi phải bảo đảm các điều kiệnsau:
1.Từ đủ 20 tuổi đến 45 tuổi.
2.Có đủ sức khỏe để thụ thai, mang thai và sinh đẻ, không mắc các bệnh lây truyềnqua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh ditruyền khác.
3.Không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho.
Điều 9.
1.Tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Người nhận tinh trùngphải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vôsinh là do người chồng, phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sởy tế xác định có noãn bảo đảm chất lượng để thụ thai.
2.Noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người. Người nhận noãn phải là ngườivợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do ngườivợ có nhu cầu sinh con nhưng không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượngđể thụ thai.
3.Phôi của người cho có thể được sử dụng cho một người. Người nhận phôi phải làngười vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là docả người vợ và người chồng.
Điều 10. Cánbộ y tế có trách nhiệm:
1.Xem xét trạng thái tâm lý của người cho và người nhận tinh trùng, noãn.
2.Tư vấn đầy đủ các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình lấy tinh trùng, noãn.
3.Kiểm tra sức khỏe và làm đầy đủ các xét nghiệm đối với người cho và người nhậntinh trùng, người cho noãn và người nhận noãn, người nhận phôi.
4.Ghi nhận đầy đủ các thông số về chất lượng tinh trùng, chất lượng noãn của ngườicho.
5.Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
6.Giữ bí mật các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, ngườinhận tinh trùng, phôi.
Điều 11.
1.Các cặp vợ chồng sau khi có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nếukhông có nhu cầu sử dụng số phôi còn dư thì có thể tặng lại cho cơ sở y tế nơilưu giữ số phôi đó với sự đồng ý của cả hai vợ, chồng thông qua hợp đồng tặng,cho.
2.Cơ sở y tế chỉ được phép sử dụng phôi để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sảntheo quy định tại khoản 1 Điều này.
3.Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của cơ sở y tế có trách nhiệm tưvấn cho Giám đốc cơ sở y tế trong việc cho phép sử dụng phôi theo quy định tạikhoản 1, khoản 2 Điều này.
Chương III
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Điều 12.
1.Chỉ các cơ sở y tế được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcông nhận đủ điều kiện mới được thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinhtrong ống nghiệm.
2.Bộ Y tế quy định cụ thể về quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trongống nghiệm; điều kiện đối với cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinhsản.
Điều 13.
1.Bộ Y tế thẩm định và công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụtinh trong ống nghiệm.
2.Bộ Y tế thẩm định và công nhận cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộccác bộ, ngành khác đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
3.Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định với sự tham gia củaBệnh viện phụ sản khu vực hoặc trung ương và công nhận cơ sở y tế thuộc quyềnquản lý của địa phương đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Điều 14.
1.Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gửi về các cơ sở y tế đượccông nhận thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
a)Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
b)Hồ sơ khám xác định vô sinh của cặp vợ, chồng đứng tên trong đơn đề nghị đượcthực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
2.Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở y tế phải tổ chứchội chẩn, thông qua Hội đồng chuyên môn của cơ sở y tế, trình Giám đốc cơ sở ytế hoặc người được Giám đốc ủy quyền phê duyệt việc chỉ định áp dụng kỹ thuậthỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật hỗ trợ sinhsản thì cơ sở y tế phải trả lời đương sự bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý dokhông thực hiện được.
Điều 15.
1.Kinh phí để thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo sự thỏa thuận giữa cặpvợ chồng vô sinh với cơ sở y tế trên nguyên tắc bảo đảm đủ chi phí cho việcthực hiện các kỹ thuật trên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2.Trường hợp người thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đặc biệt khó khăn, cán bộ ytế có thể đề nghị Giám đốc cơ sở y tế thông qua Hội đồng chuyên môn về kỹ thuậthỗ trợ sinh sản xem xét việc miễn, giảm kinh phí thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinhsản.
3.Việc miễn, giảm kinh phí thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được trích từ tiềnthu một phần viện phí và từ các nguồn tài trợ nhân đạo khác (nếu có).
Điều 16.
1.Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thành lập ở Bộ Y tế và cơsở y tế được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
2.Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Bộ Y tế có chức năng tư vấn choBộ trưởng Bộ Y tế về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật, về đạo đức y sinh học vàcác vấn đề khác có liên quan đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong phạm vi cả nước.
3.Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của cơ sở y tế có chức năng tưvấn cho Giám đốc cơ sở y tế về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật, về đạo đức ysinh học, về việc miễn, giảm kinh phí và các vấn đề khác liên quan đến kỹ thuậthỗ trợ sinh sản trong phạm vi cơ sở y tế đó.
4.Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật hỗtrợ sinh sản.
Chương IV
Cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi
Điều 17.
1.Cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi được tổ chức trong các cơ sở y tế để lưugiữ, bảo quản tinh trùng, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinhsản.
2.Tinh trùng, phôi được lưu giữ trong quá trình cặp vợ chồng vô sinh thực hiện kỹthuật hỗ trợ sinh sản.
3.Sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thành công, nếu người gửi tinhtrùng, gửi phôi không còn nhu cầu sử dụng tinh trùng, phôi và cho cơ sở y tếthì cơ sở y tế được quyền sử dụng tinh trùng, phôi đó để thực hiện kỹ thuật hỗtrợ sinh sản cho người khác. Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật hỗ trợ sinh sảncủa cơ sở y tế có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc cơ sở y tế trong việc sử dụngphôi của người cho theo quy định tại Điều 8, và khoản 3 Điều 9 của Nghị địnhnày.
Điều 18.
1.Việc gửi tinh trùng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a)Người chồng trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh.
b)Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân.
2.Người gửi tinh trùng phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản theo quy định của phápluật. Trong trường hợp người gửi tinh trùng bị chết, cơ sở lưu giữ tinh trùngphải hủy số tinh trùng của người đó.
3.Người gửi tinh trùng, gửi phôi nếu sau đó muốn cho tinh trùng thì cơ sở lưu giữphải sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người cho.
Điều 19. Cơsở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi phải đạt các điều kiện theo quy định của BộY tế.
Chương V
Xác định cha, mẹ cho con
sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Điều 20.
1.Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹtrong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.
2.Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối vớitrẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Điều 21. Conđược sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầuquyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn,cho phôi.
Chương VI
Khen thưởng và Xử lý vi phạm
Điều 22. Tổchức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đượckhen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Ngườinào vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lýkỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệthại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương VII
Điều khoản thi hành
Điều 24. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 25. Bộtrưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 26. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này./.