Mức hưởng chế độ tai nạn lao động từ doanh nghiệp và từ quỹ bảo hiểm tai nạn? Tiền tai nạn lao động Công ty phải trả hay bảo hiểm phải trả cho lao động?
Mức hưởng và hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Bảo hiểm tai nạn cho người lao động?Chế độ? Mức hưởng? Mức hưởng tai nạn lao động từ doanh nghiệp và từ quỹ bảo hiểm tai nạn? Bảo hiểm tai nạn cho người lao động là hình thức người lao động được chi trả bồi thường quyền lợi khi bị thương tật, tai nạn trong quá trình làm việc theo đúng quy định của pháp luật (đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc) hoặc đúng các điều khoản, quy tắc được ghi trong hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận giữa người tham gia cùng công ty bảo hiểm. Bài viết sau đây, các luật sư của công ty Luật Dương Gia sẽ đi trả lời câu hỏi mức hưởng tai nạn lao động từ doanh nghiệp và từ quỹ bảo hiểm tai nạn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảo hiểm tai nạn cho người lao động là gì?
- 2 2. Mức hưởng và thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
- 3 3. Hồ sơ hưởng và thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
- 4 4. Từ ngày 15/9/2020: Áp dụng quy định mới về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
1. Bảo hiểm tai nạn cho người lao động là gì?
Bảo hiểm tai nạn cho người lao động là hình thức người lao động được chi trả bồi thường quyền lợi khi bị thương tật, tai nạn trong quá trình làm việc theo đúng quy định của pháp luật (đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc) hoặc đúng các điều khoản, quy tắc được ghi trong hợp đồng bảo hiểm đã thỏa thuận giữa người tham gia cùng công ty bảo hiểm.
Có hai hình thức hưởng bảo hiểm tai nạn lao động:
– Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Quyền lợi bảo hiểm theo gói bảo hiểm tai nạn lao động hay còn được gọi là bảo hiểm tai nạn con người được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm.
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của người sử dụng lao động và người lao động sẽ tham gia các sản phẩm bảo hiểm phù hợp và đúng theo quy định của Chính Phủ.
Đối với hình thức tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, các mức đóng phí được chia ra rất cụ thể dành cho từng chế độ khác nhau như: tử tuất, hưu trí, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…tất cả được quy định cụ thể tại khoản 1, mục II
1. Mức đóng BHXH hằng tháng bằng 26% mức tiền lương tháng, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%. Tổng mức đóng 26% được chia theo các quỹ thành phần như sau:
Ốm đau, thai sản: 3%
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 1%
Hưu trí, tử tuất: 22%
Điều này có nghĩa là, mọi quyền lợi về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều gói gọn trong phí đóng bảo hiểm xã hội định kỳ hang tháng được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh nơi người lao động đang làm việc.
2. Mức hưởng và thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
2.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trả chế độ tai nạn lao động
– Thanh toán chi phí đồng tri trả và những chi phí không nằm trong danh mục tri trả của quỹ bảo hiểm y tế đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp người lao động không được tham gia BHYT thì đơn vị trịu trách nghiệm chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị TNLD-BNN cho người lao động.
– Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị do TNLD-BNN
– Trợ cấp cho người lao động khi bị TNLD mà không phải do lỗi của người lao động:
+ Ít nhất bằng 1,5 TL nếu bị suy giảm từ 5%-10%, sau đó cứ thêm 1% hưởng thêm 0,4 tháng TL nếu bị suy giảm từ 11% đến 80%.
+ Bồi thường cho người lao động hoặc Thân nhân người lao động ít nhất bằng 30 tháng tiền lương nếu người lao động bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc tử vong do bị TNLD-BNN.
– Trường hợp bị TNLD do lỗi của người lao động thì người lao động được hưởng trợ cấp tối thiểu bàng 30% của Mục 3 nêu trên.
– Tiền lương (TL) làm căn cứ tri trả cho người lao động là Tiền lương bao gồm tất cả các phụ cấp được ghi trong hợp đồng của người lao động.
2.2. Trách nhiệm của cơ quan BHXH chi trả chế độ tai nạn lao động
– Mức hưởng:
Trợ cấp hàng tháng = {0,3*Lương cơ sở + 0,02*(m-31%)*Lương cơ sở} + { 0,005*Lương + 0,003*(t-1)*Lương}.
Trợ cấp 1 lần = {5*Lương cơ sở + 0,5*(m-5%)*Lương cơ sở} + {0,5*Lương + 0,3*(t-1)*Lương}.
Trong đó: m: là tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động, t: thời gian tham gia BHXH (năm), lương: tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
– Trợ cấp phục vụ: Trường hợp người lao động bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên mà bị liệt, mù 2 mắt.. thì được ngoài các mức hưởng theo quy định hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng tiền lương tối thiểu chung.
– Trợ cấp một lần khi chết: Trợ cấp 1 lần bị chết do TNLD-BNN ngoài hưởng theo chế độ tử tuất đã quy định thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm chết.
– Cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: người lao động bị TNLD, BNN mà bị tổn thương các chức năng tỏng cơ thể mà ảnh hưởng đến sinh hoạt thì được trợ cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
– Thời điểm hưởng trợ cấp: Tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú. Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động , thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
3. Hồ sơ hưởng và thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
– Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ: Sổ bảo hiểm xã hội. Biên bản hiện trường nơi sảy ra TNLD. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 05 – HSB).
– Thời gian giải quyết: Đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ – BNN trong thời gian 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ. Thời gian BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu không giải quyết phải nêu rõ lý do. Lưu ý: Nếu trường hợp vượt qua thời hạn giải quyết phải làm văn bản giải trình nêu rõ lý do.
4. Từ ngày 15/9/2020: Áp dụng quy định mới về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Ngày 28/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, trong đó quy định hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/9/2020. Theo Nghị định, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi người lao động có đủ các điều kiện: có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
Về thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN, Nghị định quy định như sau:
Thứ nhất, thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ-BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN của NLĐ, không kể thời gian đóng trùng của các HĐLĐ; thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian NLĐ giữ các chức danh theo quy định tại
Thứ hai, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm TNLĐ-BNN và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Thứ ba, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.
Riêng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Nghị định quy định rõ:
Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN;
Thời gian hưởng chế độ thai sản của NLĐ chấm dứt
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN;
Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.