Nhà nước đã và đang đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề cho vay trả góp, nhằm đảm bảo tính pháp lý đầy đủ cho giao dịch dân sự này. Mua hàng trả góp không trả được có bị xử lý hình sự không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Một số thông tin về mua hàng trả góp:
Cho vay trả góp là khái niệm quen thuộc mà ta thường được nghe trong thực tiễn đời sống. Xét về khái niệm, cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.
Hiện nay, dịch vụ cho vay trả góp diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Các công ty cho vay trả góp sẽ phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Hiện nay, vay trả góp có 2 hình thức chủ yếu mà mọi người hay sử dụng. Đó là vay tín chấp và vay thế chấp.
Khi thực hiện vay trả góp, khách hàng cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ thể hiện kế hoạch sử dụng nguồn tiền vay được theo quy định của đơn vị tài chính.
+ Giấy tờ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của khách hàng còn giá trị sử dụng theo pháp luật và đáp ứng điều kiện của ngân hàng.
+ Hộ khẩu và giấy đăng ký tạm trú của khách hàng do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
+ Những giấy tờ chứng minh khả năng thanh toán nợ của khách hàng như: sao kê giao dịch ngân hàng trong vòng 6 tháng gần nhất,
2. Mua hàng trả góp không trả được có bị xử lý hình sự không?
Khi mua hàng trả góp, người mua phải đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khoản tiền trả góp theo quy định của pháp luật.
– Theo quy định tại Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015, người mua hàng trả góp có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
– Đồng thời, theo quy định tại Khoản 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; trong trường hợp không có thỏa thuận thì lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (tức không quá 10%/năm của khoản tiền vay).
Thực tế, người mua trả góp có thể thỏa thuận với công ty tài chính về vấn đề gia hạn thời hạn trả nợ. Trong trường hợp người mua không trả tiền thì công ty tài chính có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu người mua phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
– Ngoài việc tuân thủ nghĩa vụ thanh toán theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trong một số trường hợp, khi không đảm bảo nghĩa vụ thanh toán việc vay trả góp, các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tất nhiên, để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì đối tượng không trả tiền trả góp phải có dấu hiệu về hành vi chiếm đoạt tài sản, những dấu hiệu rõ ràng do Bộ luật hình sự 2015 quy định.
+ Trong trường hợp người mua hàng có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hàng hóa mua trả góp có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức xử phạt là phạt cải tạo không giam giữ 03 năm đến chung thân, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.
+ Tùy vào hành vi phạm tội, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy vào trường hợp thực tiễn, khi có đầy đủ dấu hiệu tội phạm, nếu cá nhân, tổ chức vay trả góp mà không trả tiền thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tất nhiên, hình thức xử phạt này mang tính áp dụng nghiêm khắc, chỉ được thực hiện đối với các chủ thể có dấu hiệu phạm tội rõ ràng, hành vi tội phạm cụ thể. Khi có đầy đủ căn cứ xác minh tội phạm, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn toàn có thể tiến hành thẩm tra, xử lý, giải quyết. Vậy nên, khi tiến hành mua hàng trả góp, các cá nhân, tổ chức cần phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để không vi phạm pháp luật.
3. Mẫu đơn tố cáo hành vi mua hàng trả góp nhưng không trả được tiền:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày……, tháng……, năm 20…..
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông/bà…….)
Kính gửi:
– Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/ huyện………..
– Viện kiểm sát nhân dân quận/ huyện………..
Họ và tên:……. Sinh ngày:……..
Chứng minh nhân dân số:…………
Ngày cấp: ….. Nơi cấp:……..
Hộ khẩu thường trú:……..
Chỗ ở hiện tại:…………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông/bà:…..(tên người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản)………Sinh ngày:……..
Chứng minh nhân dân số:…………..
Ngày cấp: ……….. Nơi cấp:…………
Hộ khẩu thường trú:…………
Chỗ ở hiện tại:……….
Vì ông/bà…..đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là……(ghi tổng số tiền bị lừa đảo)…… Sự việc cụ thể như sau:……………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà ………đã dùng thủ đoạn gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là…….
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, tôi cho rằng hành vi của ông/bà ……. có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông/bà……. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà…….. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Buộc ông/bà…… phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã trình bày ở trên.
Kính mong được Quý cơ quan xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRẢ GÓP
Số: …/HĐMB
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ
– Căn cứ theo nhu cầu của hai bên;
Hôm nay, ngày… tháng… năm 2018, tại………..
Chúng tôi gồm có:
BÊN A (BÊN BÁN):
– Tên công ty:………
– Mã số thuế:……….
– Địa chỉ:……….
– Do Ông/Bà:….. làm đại diện
BÊN B (BÊN MUA):
– Tên:……..
– Số CMND:……..Ngày cấp: … Nơi cấp:……..
– Địa chỉ thường trú:………
– Chỗ ở hiện tại:………
Điều 1: Bên A đồng ý bán trả góp cho Bên B……………(tên hàng hóa):
– (Thông tin hàng hóa): tên hàng hóa, số lượng, chất lượng,……….
Với giá:…………
Điều 2: Bên B trả trước cho Bên A số tiền là: … vào ngày nhận hàng, số tiền còn lại là: … Bên B sẽ thanh toán trong …. tháng, mỗi tháng trả là: …, vào ngày … mỗi tháng. Nếu Bên B thanh toán chậm sẽ bị phạt theo lãi suất trả chậm hàng tháng là …
Điều 3: Mọi tranh chấp, vi phạm hợp đồng xảy ra giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng phương thức hòa giải, thương lượng, nếu không hòa giải được sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Hợp đồng làm thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN A BÊN B
(ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên)
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015;
Bộ luật dân sự 2015.